Agribank gắn tăng trưởng với phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/2/2019 | 8:30:09 AM

YênBái - Năm 2018, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái (viết tắt là Agribank Yên Bái) tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong dịp tết Nguyên đán 2019, ngân hàng đã dành 1.000 suất quà trị giá 500 triệu đồng cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trong tỉnh.  (Ảnh: Lê Phiên)
Trong dịp tết Nguyên đán 2019, ngân hàng đã dành 1.000 suất quà trị giá 500 triệu đồng cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trong tỉnh. (Ảnh: Lê Phiên)

Là một ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, món vay nhỏ tiềm ẩn rủi ro lớn, cũng như gặp khó khăn trong huy động vốn. Cùng đó, Agribank Yên Bái còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. 

Song, Agribank Yên Bái đã có những cách làm và hướng đi riêng của mình ngoài việc luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các chương trình kinh tế trọng điểm; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, mở rộng cho vay thông qua các tổ, nhóm của các tổ chức chính trị - xã hội; triển khai cho vay qua điểm giao dịch lưu động… 

Do đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục duy trì và tăng trưởng mạnh. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2018 đạt 6.548 tỷ đồng, tăng 715 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi dân cư đạt trên 5.851 tỷ đồng, tăng 480 tỷ đồng; tổng doanh số cho vay năm 2018 đạt 12.897 tỷ đồng, tăng 16,4%; doanh số thu nợ 11.209 tỷ đồng, tăng 1.615 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt 9.851 tỷ đồng, tăng 1.688 tỷ đồng, tăng 20,7% so với đầu năm, đạt 101,9% kế hoạch năm; số khách hàng còn dư nợ đến 31/12/2018 là gần 46.000. 

Đáng chú ý là dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân gần 8 ngàn tỷ đồng. Trong đó, cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP là 42.140 khách hàng, dư nợ đạt 7.922 tỷ đồng; cho vay xây dựng nông thôn mới tại 156 xã, với 33.350 khách hàng với tổng dư nợ trên 3.527 tỷ đồng, tăng 407 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. 

Bên cạnh làm tốt công tác huy động vốn, cho vay các thành phần kinh tế thì chất lượng tín dụng cũng được nâng lên, nợ xấu nhóm 3 + 4 +5 là 17,9 tỷ đồng, giảm 6,5% so với năm 2017, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2018 là 0,18%, thấp hơn 0,32% so với kế hoạch giao. 

Bên cạnh đó, Agribank Yên Bái còn triển khai và làm tốt các dịch vụ tiện ích ngân hàng: dịch vụ thẻ phát hành trên 160.000 thẻ, tăng 25.395 thẻ, đạt 105% kế hoạch (thẻ ghi nợ nội địa 156.659 thẻ, thẻ ghi nợ quốc tế đạt 2.478 thẻ, thẻ lập nghiệp 1.183 thẻ); dịch vụ E-Banking có trên 77 nghìn khách hàng đăng ký, tăng 18,1%; dịch vụ trả lương qua tài khoản có 561 đơn vị thực hiện chuyển lương qua tài khoản cá nhân, tăng 50 đơn vị, tăng 9,8%; dịch vụ bảo hiểm Bảo an tín dụng (ABIC) doanh số thu bán đạt trên 14 tỷ đồng, tăng 875 triệu đồng… Tổng thu dịch vụ đạt trên 33 tỷ đồng, tăng 2,9 tỷ đồng và tăng 9,3% so với năm 2017. 

Để đảm bảo cho phát triển, Agribank Yên Bái đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát. Trong năm, đã tổ chức 39 cuộc kiểm tra, tự kiểm tra; qua đó, đã kịp thời phát hiện những tồn tại, sai sót trong thực hiện quy trình, quy chế… ngăn ngừa các sai sót phát sinh là nhân tố đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. 

Nói về những kết quả đạt được trong năm 2018, ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Agribank Yên Bái cho biết: "Ngân hàng đã triển khai đầy đủ, kịp thời các hình thức huy động vốn theo quy định; huy động tiết kiệm dự thưởng; phát hành trái phiếu dài hạn Agribank năm 2018; thường xuyên theo sát biến động thị trường, biến động lãi suất của các tổ chức tín dụng để có những giải pháp phù hợp. Nhờ vậy, trong bối cảnh áp lực cạnh tranh về huy động vốn diễn ra gay gắt, Agribank Yên Bái vẫn đảm bảo được sự ổn định về khách hàng, thị phần, đạt mức tăng trưởng cao”. 

Trong cho vay, Agribank Yên Bái tập trung các gói vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng tiêu dùng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ; đồng thời, mở rộng thị phần. Vốn tín dụng cơ cấu lại hợp lý, ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường mở rộng cho vay thông qua tổ, nhóm hội nông dân, hội phụ nữ… 

Nhờ vậy, mặc dù phải cạnh tranh gay gắt, có những thời điểm có tổ chức tín dụng "vượt trần” lãi suất huy động vốn nhưng nguồn vốn huy động của Agribank luôn chiếm trên 42% thị phần; dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm gần 50% thị phần; dư nợ cho vay "tam nông” chiếm 80,7%. 

Không chỉ sản xuất, kinh doanh tăng trưởng mạnh mà Agribank Yên Bái còn là một doanh nghiệp thực hiện khá tốt công tác an sinh xã hội với gần 6 tỷ đồng. Ngay trong dịp tết Nguyên đán 2019, ngân hàng đã dành 1.000 suất quà trị giá 500 triệu đồng cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trong tỉnh.  

Mục tiêu trong năm 2019 và những năm tiếp theo, Agribank Yên Bái tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường các biện pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn; kiểm soát tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới doanh nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Thanh Phúc

Tags Agribank Yên Bái

Các tin khác

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường được giữ ở mức không cao hơn mức giá: Xăng E5RON92 không cao hơn 16.272 đồng/lít; Xăng RON95 không cao hơn 17.603 đồng/lít; Dầu diesel không cao hơn 14.909 đồng/lít.

Ngân hàng Nhà nước vừa ra công điện yêu cầu các tổ chức, đơn vị có liên quan phải có trách nhiệm đảm bảo hệ thống ATM hoạt động 24/24, không thiếu tiền trong dịp Tết Kỷ Hợi.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên kiểm tra tiến độ thi công đường giao thông nông thôn tại xã Cường Thịnh.

Năm 2018 đã qua, đánh dấu thêm một năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Trấn Yên giành thắng lợi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đó là nền tảng, động lực, tiền đề để huyện tiếp tục hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019 và trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào năm 2020.

Anh Phùng Văn Toàn, thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn tích cực chăm sóc bãi dâu mới đốn để chuẩn bị nuôi lứa tằm mới.

Thực hiện Đề án Trồng dâu nuôi tằm giai đoạn 2018 - 2020 của huyện Văn Chấn, thị trấn Nông trường Liên Sơn bước đầu triển khai thành công mô hình trồng dâu, nuôi tằm trên đất soi bãi Vàng Cài, đem lại nguồn lợi nhuận gấp chục lần so với trồng ngô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục