Các phương án phòng chống dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 8:55:56 AM

Trước khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở nước ta, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã xây dựng 2 phương án phòng chống dịch bệnh.

Các phương án này khá cụ thể đối với từng phạm vị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Đối với trường hợp dịch diễn ra trong phạm vi hẹp, các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc chợ, điểm buôn bán lợn… cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh.

- Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề.

- Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh.

- Tiến hành khoanh vùng ổ dịch, tiêu độc khử trùng, dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn...

Đối với trường hợp dịch diễn ra trên diện rộng cấp xã, cấp huyện và hoặc toàn tỉnh cần thực hiện các biện pháp:

- Tiêu hủy, tăng cường tiêu độc khử trùng…

- Khoanh vùng, xử lý ổ dịch, vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

- Trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

- Trong phạm vi 10km xung quanh ổ dịch, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 1 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch.

(Theo VTV)

Các tin khác
Giàng Thị Chư giới thiệu mẫu họa tiết dệt thổ cẩm với du khách nước ngoài.

Là những người con của dân tộc Mông, 2 em học sinh Giàng Thị Chư và Giàng A Khánh, học sinh khối 12, Trường THPT Mù Cang Chải đã xây dựng và thực hiện Dự án "Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Mông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải".

Nông dân xã Y Can chuẩn bị giống để tham gia trồng thay thế khoảng 1.000 ha quế. (Ảnh MQ)

Năm 2019, huyện Trấn Yên phấn đấu trồng thay thế 2.520 ha rừng các loại; trong đó, trồng 400 ha tre măng Bát độ, trồng thay thế 1.000 ha quế.

Người dân xã Khai Trung sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp.

Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu xuân mới Kỷ Hợi, chúng tôi đến bình nguyên Khai Trung, huyện Lục Yên. Một không khí xuống đồng tất bật, khẩn trương của người Tày, người Dao đỏ nơi đây.

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Trạm Tấu (Ban QLRPH) được giao quản lý 49.304 ha, trong đó có 33.663 ha đất có rừng và hơn 10.000 ha đất chưa sử dụng để thực hiện phát triển rừng phòng hộ. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục