Dịch tả lợn châu Phi đã vào Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 9:03:47 AM

Ngay khi phát hiện, Ngành Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

Cơ quan chức năng tiêu hủy lợn sống nhập lậu từ biên giới vào Việt Nam để phòng lây nhiễm dịch bệnh ASF, bảo vệ đàn lợn trong nước.
Cơ quan chức năng tiêu hủy lợn sống nhập lậu từ biên giới vào Việt Nam để phòng lây nhiễm dịch bệnh ASF, bảo vệ đàn lợn trong nước.

Chiều 19/2/2019, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chính thức họp báo thông tin tại Việt Nam đã phát hiện có 8 ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
 
Thông tin về dịch tả lợn châu Phi (ASF), Cục Thú y cho biết, tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), đã phát hiện virus  gây bệnh ASF tại 2 hộ chăn nuôi là hộ ông Dương Văn Vũ (Đội 5, thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, TP.Hưng Yên) và hộ ông Lê Xuân Tình (thôn Khoá nhu 2, xã Yên Hoà, Yên Mỹ).

Ngay khi nhận được thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Trung ương, địa phương và chính quyền các cấp của địa phương thực hiện tiêu hủy toàn bộ 33 con lợn của hộ chăn nuôi ông Dương Văn Vũ và 101 con lợn của hộ ông Lê Xuân Tình; tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.

Ngành NNPTNT tỉnh Hưng Yên đã khẩn cấp thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn. Tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh hộ có dịch.

Sau khi xét nghiệm, tại địa bàn lân cận hộ chăn nuôi của gia đình ông Vũ cho kết quả âm tính. Riêng kết quả xét nghiệm đàn lợn tại khu vực lân cận gia đình ông Tình đang chờ kết quả xét nghiệm.

Tại tỉnh Thái Bình, đã phát hiện có 6 hộ chăn nuôi thuộc 4 thôn thuộc xã Đông Đô, huyện Hưng Hà có bệnh ASF.

Đến thời điểm này, 123 con lợn của các hộ chăn nuôi đã bị tiêu hủy hoàn toàn. Cơ quan thú y và chính quyền địa phương đã thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao; thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.

Đáng mừng là sau khi tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh hộ có dịch, kết quả đều âm tính.

Về trường hợp Đài Loan (Trung Quốc) thông báo phát hiện xác virus dịch ASF  trên thực phẩm của hành khách đến từ Việt Nam

Ngày 15.2.2019, Cục Bảo vệ và kiểm tra sức khỏe Động Thực vật, Hội đồng nông nghiệp Đài Loan đã chính thức công bố thông tin phát hiện gien của virus Dịch tả lợn châu Phi trên bánh sandwich kẹp thịt lợn của một hành khách được cho là đến từ Việt Nam.

Ngày 19.2.2019, Cục Thú y cho biết, theo thông tin từ FAO đó là khách du lịch người Trung Quốc; còn theo Báo tin tức của Đài Loan đó là hành khách người Đài Loan (Trung Quốc) và vị hành khách này đã bị cơ quan có thẩm quyền Đài Loan phạt 30.000 Tân Đài tệ đến Đài Loan trên chuyến bay VJ 858 của hãng VietJet Air xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh đến sân bay Đài Nam của Đài Loan vào ngày 5.2.2019. Do đó, chưa thể kết luận thịt lợn có trong bánh sandwich của hành khách nêu trên là có nguồn gốc từ Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang phối hợp với các cơ quan của Đài Loan (Trung Quốc) để làm rõ thông tin nêu trên.

(Theo VOV)

Các tin khác

Trước khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở nước ta, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã xây dựng 2 phương án phòng chống dịch bệnh.

Giàng Thị Chư giới thiệu mẫu họa tiết dệt thổ cẩm với du khách nước ngoài.

Là những người con của dân tộc Mông, 2 em học sinh Giàng Thị Chư và Giàng A Khánh, học sinh khối 12, Trường THPT Mù Cang Chải đã xây dựng và thực hiện Dự án "Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Mông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải".

Nông dân xã Y Can chuẩn bị giống để tham gia trồng thay thế khoảng 1.000 ha quế. (Ảnh MQ)

Năm 2019, huyện Trấn Yên phấn đấu trồng thay thế 2.520 ha rừng các loại; trong đó, trồng 400 ha tre măng Bát độ, trồng thay thế 1.000 ha quế.

Người dân xã Khai Trung sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp.

Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu xuân mới Kỷ Hợi, chúng tôi đến bình nguyên Khai Trung, huyện Lục Yên. Một không khí xuống đồng tất bật, khẩn trương của người Tày, người Dao đỏ nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục