Yên Bình nô nức trồng rừng vụ xuân

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/3/2019 | 2:02:19 PM

YênBái - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình ông Nguyễn Kim Xuyến ở thôn Hồng Bàng, xã Đại Đồng tập trung lên đồi trồng cây. Với gần 10 lao động, 2,3 ha đất đồi được trồng xong chỉ sau 2 ngày.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình hướng dẫn nông dân thôn Hồng Bàng, xã Đại Đồng kỹ thuật trồng rừng.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình hướng dẫn nông dân thôn Hồng Bàng, xã Đại Đồng kỹ thuật trồng rừng.

Từ cuối năm trước, sau khi bán đồi keo, gia đình ông Xuyến đã huy động nhân lực tham gia phát dọn thực bì, chuẩn bị đất để trồng cây đầu năm. Cây giống đảm bảo chất lượng với ít nhất 5 lá to và 3 lá kim. 

Ông Xuyến cho biết: bây giờ trồng cây không cần phải bóc bầu cây nữa, bởi nhà vườn sử dụng loại bầu tự tan trong đất nên rễ non của cây không bị dập. Trong quá trình trồng được cán bộ kiểm lâm địa bàn hướng dẫn cách bỏ phân, cho thuốc phòng chống mối, dế cắn rễ nên cây trồng xuống đảm bảo tỷ lệ sống cao. 

Bà Trần Thị Giàng - vợ ông Xuyến phấn khởi cho biết: "Thôn Hồng Bàng đã thành lập 1 nhóm khoảng 10 người đi hỗ trợ các hộ trong thôn trồng rừng. Những người trong nhóm đều nguyên là cán bộ Lâm trường Yên Bình nên có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng rừng, đảm bảo tỷ lệ sống 100%. Gia đình tôi hiện đang sống nhờ rừng, đồ đạc giá trị trong nhà có được cũng nhờ nguồn thu từ rừng". 

Bén duyên với kinh tế rừng từ những năm chín mươi của thế kỷ trước, đến nay, sau gần 30 năm gắn bó với rừng, ông Hà Trọng Bằng ở thôn Đèo Thao, xã Cảm Ân đã có hơn 10 ha rừng kinh tế. 

Nhận thức được giá trị to lớn của rừng mang lại đối với kinh tế của gia đình, nên hàng năm cứ sau mỗi đợt khai thác gỗ kết thúc ông Bằng lại bắt tay ngay vào cho đợt trồng rừng mới từ việc chuẩn bị cây giống, thu dọn thực bì, đào hố và phân bón. 

Sau tết, tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình ông bắt tay ngay vào việc trồng rừng. Đến nay, hơn 2 ha rừng đã được trồng mới bằng giống keo lai. Ông Bằng cho biết: "Với hơn 200 triệu đồng thu nhập từ rừng mỗi năm, đã hỗ trợ cho đời sống của gia đình tôi rất nhiều. Cứ 6 - 7 năm lại thu hoạch đồi cây một lần nên với hơn 10 ha rừng thì năm nào nhà tôi cũng có thu nhập ổn định từ rừng”. 

Không chỉ riêng ông Bằng mà nhiều hộ dân ở Cảm Ân cũng có thu nhập lớn từ rừng. Đây cũng là xã có kinh tế đồi rừng phát triển mạnh của huyện Yên Bình. 

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hà Văn Mạnh cho biết: "Thực hiện phương châm "trồng cây nào tốt cây ấy”, Đảng ủy, chính quyền xã đã phân công cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp của xã phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên có mặt tại các hộ có diện tích trồng rừng mới năm nay để đôn đốc, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chọn cây giống phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Xã phấn đấu hoàn thành 85 ha diện tích trồng rừng mới năm 2019 trong vụ xuân năm nay”.

Không chỉ ở Đại Đồng, Cảm Ân… trong những ngày qua, không khí trồng rừng trong toàn huyện Yên Bình diễn ra nhộn nhịp. Năm nay, huyện phấn đấu trồng mới 2.700 ha, trong đó, có 2.500 ha được trồng mới trong vụ xuân này. Các cán bộ kiểm lâm huyện thường xuyên có mặt tại địa bàn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng. 

Kết thúc tuần đầu tiên sau lễ phát động Tết trồng cây, toàn huyện đã trồng mới được hơn 150 ha rừng tập trung, phấn đấu hết tháng phát động sẽ trồng được 1.000 ha rừng tập trung. Các giống cây được trồng chủ yếu là quế, keo và bạch đàn. 

Anh Nguyễn Văn Thảo - Trạm trưởng Trạm Trung tâm, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình cho biết: "Thời tiết năm nay rất thuận lợi cho việc trồng rừng. Bên cạnh đó, các cán bộ kiểm lâm địa bàn cũng thường xuyên bám sát cơ sở tham gia tuyên truyền và hướng dẫn người dân trồng cây đúng kỹ thuật đảm bảo theo từng loại giống cây, theo đúng thời vụ và chăm sóc rừng trồng mới”. 

Phong trào trồng cây trồng rừng ở Yên Bình đã lan tỏa đến tất cả các địa phương trong huyện. Thông qua trồng rừng, đến nay, huyện đã hình thành các vùng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như: vùng trồng cây nguyên liệu giấy, vùng trồng quế… 

Nhiều hộ đã có thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ rừng, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đưa kinh tế rừng trở thành một trong những thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hà Anh

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Kể từ ngày 10/4/2019, xe ôtô bán tải và xe van sẽ phải nộp lệ phí trước bạ lần đầu bằng 60% so với mức lệ phí ban đầu của ôtô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống.

Gỗ ván bóc là mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Yên Bái.

Những năm gần đây, tỉnh Yên Bái tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu (XK), nhất là những sản phẩm hàng hóa chủ lực có tiềm năng, lợi thế của địa phương. Năm 2019, tỉnh phấn đấu tổng kim ngạch XK đạt trên 170 triệu USD.

Cánh đồng lúa xã Liễu Đô đã bắt đầu bén rễ phát triển mạnh.

Đến đầu tháng 1/2019, nông dân  trong huyện đã xong khâu làm đất và bắt đầu cấy từ 25/1. 

Nông dân huyện Văn Yên đưa cơ giới vào thu hoạch lúa.

Văn Yên là một trong những địa phương có nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh, trong đó, phải kể đến các sản phẩm chủ lực như: sắn, quế, gạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục