Yên Bái đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu ngân sách

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/3/2019 | 8:19:35 AM

Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế (QLT) và đem lại những hiệu quả to lớn trong hiện đại hóa QLT, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thuế.

Cán bộ Phòng Tin học thường xuyên kiểm tra dữ liệu an toàn tại phòng máy chủ.
Cán bộ Phòng Tin học thường xuyên kiểm tra dữ liệu an toàn tại phòng máy chủ.

Việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính thuế đã tiết kiệm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành chính cho cơ quan thuế; nhờ đó, giảm thiểu tương tác giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, góp phần giảm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người nộp thuế. Năm 2018, lần đầu tiên tỉnh thu ngân sách được 2.909,8 tỷ đồng. 

Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của người dân, doanh nghiệp, các cấp, ngành, địa phương và của cán bộ, công chức thuế trong tỉnh. Đồng thời, phải kể đến sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thay đổi phương thức QLT hiện đại bằng việc đưa ứng dụng CNTT vào các quy trình quản lý trong toàn hệ thống thuế.

Phòng Tin học thuộc Cục Thuế tỉnh thực hiện chức năng, tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ QLT và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo người nộp thuế và cán bộ thuế trong việc sử dụng các ứng dụng tin học trong việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế của người nộp thuế và trong quản lý của ngành thuế. 

Với tinh thần trách nhiệm cao, năm qua, Phòng Tin học đã chủ động tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, triển khai cụ thể nhiệm vụ quản lý công tác tin học ngành thuế và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đầu năm 2018, Phòng đã xây dựng 15 nhiệm vụ để làm cơ sở phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, công chức theo từng mảng công việc. 

Đồng thời, là cơ sở để rà soát đánh giá tiến độ triển khai và kết thúc từng đầu công việc, nên đã tạo cho mỗi cán bộ phát huy được khả năng của mình, tạo nên sự đoàn kết cao trong Phòng giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng phòng Tin học, Cục Thuế tỉnh cho biết: năm 2018 ngành thuế Yên Bái đã xây dựng 15 nhiệm vụ và triển khai theo đúng kế hoạch, nội dung đã xây dựng đảm bảo về mặt thời gian, chất lượng công việc, công tác cải cách hiện đại hóa tiếp tục được duy trì và đạt kết quả tốt như hoàn thuế điện tử đạt 100% về số hồ sơ và số tiền; nộp thuế điện tử (NTĐT) đạt trên 95% theo cả 3 tiêu chí. 

Trong đó, NTĐT có nhiều chuyển biến tích cực đi vào chất lượng và hiệu quả, nâng cao nhận thức cả hai phía của ngành thuế và của doanh nghiệp, phía doanh nghiệp đã nhận thức được hiệu quả, tiện ích của việc NTĐT nên đã chủ động và phối hợp với cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ theo phương pháp điện tử.

Cùng đó, ngành còn phối hợp tốt với cơ quan đăng ký kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số như Vinaphone, Viettel để khi doanh nghiệp mới thành lập đều đăng ký sử dụng chữ ký số để thực hiện việc kê khai và NTĐT.

Trong năm 2018, ngành thuế đã đưa cán bộ cùng các phần mềm ứng dụng phục vụ QLT sang Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh. Thực hiện cấu hình đưa 2 máy tính ảo có đầy đủ các phần mềm ứng dụng của ngành sang Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh để thực hiện việc giải quyết các TTHC ngay tại Trung tâm đảm bảo nhanh gọn, thuận tiện, đồng bộ, hiệu quả. 

Thực hiện chuyển đổi, bàn giao đầy đủ cơ sở hạ tầng CNTT, hạ tầng ứng dụng, thiết bị CNTT để thực hiện sáp nhập Chi cục Thuế Nghĩa Văn... Ngoài ra, còn thực hiện kết nối và trao đổi thông tin điện tử giữa cơ quan tài nguyên môi trường và cơ quan thuế. Hệ thống phòng chống virus của ngành tại Cục Thuế tỉnh, các chi cục thuế cơ bản hoạt động tốt, kịp thời và hiệu quả.

Xác định CNTT là "xương sống” của ngành thuế trong quá trình điều hành và QLT, hiện tại và trong thời gian tới, ngành thuế Yên Bái sẽ tiếp tục củng cố và hiện đại hoá cơ sở vật chất, nhất là hệ thống thông tin - tin học; tiếp tục đổi mới, nâng cao ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu QLT nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa QLT; xây dựng hệ thống thông tin tập trung, công khai, minh bạch... 

Quang Thiều

Các tin khác
Trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng được coi là thế mạnh của Yên Bình.

Huyện chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển mạnh vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, hướng vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ở các địa bàn có ưu thế tự nhiên; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn. 

Gia đình ông Trần Văn Dung (tỉnh Hà Tĩnh) được tiếp cận nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm để đầu tư sản xuất, kinh doanh

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề nghị nâng mức cho vay ưu đãi đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay 01 dự án tối đa là 02 tỷ đồng và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

Phong trào trồng rừng được các bạn trẻ huyện Trấn Yên tích cực tham gia. (Ảnh: Thu Trang)

Những năm qua, cơ cấu rừng trồng của Trấn Yên có sự chuyển dịch đúng hướng, huyện đã hình thành vùng trồng tập trung về quế, tre măng Bát độ, trồng rừng gỗ lớn và trồng cây nguyên liệu giấy.

Trước đây, diện tích cây ăn quả có múi của huyện Văn Chấn chỉ tập trung ở các xã vùng ngoài nhưng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, những năm gần đây, vùng cây ăn quả có múi đã phát triển ở các xã vùng trong của huyện. Đặc biệt, ở xã Sơn Thịnh, người dân đã phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai mở rộng diện tích cây ăn quả có múi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục