YênBái - Thời gian tới, xã Mồ Dề tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát huy thế mạnh từ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã giảm 8,32%.
|
Mô hình chăn nuôi của gia đình chị Vàng Thị Cầu có hiệu quả cao.
|
Hiện nay, xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) có tổng đàn gia súc chính trên 4.570 con và tổng đàn gia cầm gần 11.000 con các loại. Những năm trước, Mồ Dề là một trong những địa phương luôn chịu thiệt hại lớn do trâu, bò chết rét. Đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2018, toàn xã có 23 con trâu, bò bị chết.
Nhằm giảm thiểu thiệt hại, xã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đưa số trâu, bò thả rông về nuôi nhốt, thu gom rơm làm thức ăn dự trữ. Qua đó, trồng mới 8 ha cỏ voi, 7 ha ngô và hàng trăm cây rơm khô, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để bổ sung thức ăn cho gia súc khi trời rét đậm, rét hại. Đồng thời, chủ động nuôi nhốt đàn gia súc và hướng dẫn pha chế thức ăn tinh, thô; che kín chuồng trại bằng bạt…
Ông Sùng A Lù - Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: "Xã đã chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân tu sửa làm mới 90 chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ 75 hộ đặc biệt khó khăn hơn 560 m2 bạt che chắn chuồng trại cho đàn gia súc. Bên cạnh đó, xã còn cử cán bộ xuống các bản tuyên truyền, vận động người dân không được chăn thả rông gia súc khi thời tiết rét đậm, rét hại; thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh cho gia súc để kịp thời phát hiện và ngăn chặn”.
Nhiều gia đình khi được xã tuyên truyền và hướng dẫn chăm sóc cho đàn gia súc đã chủ động lùa đàn gia súc về chuồng để nuôi nhốt và che chắn cẩn thận khi nhiệt độ xuống thấp. Người dân cũng tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp và pha thêm các thức ăn có hàm lượng tinh bột cao cho đàn gia súc ăn, chuẩn bị thêm củi và trấu sưởi ấm cho gia súc.
Chị Vàng Thị Cầu ở bản Nả Háng cho biết: "Đàn trâu, bò là tài sản lớn của gia đình. Nhờ được cán bộ tuyên truyền nên vào mùa đông gia đình luôn chủ động che bạt quanh chuồng và trồng cỏ voi, dự trữ rơm khô, củi đốt để khi trời rét có thức ăn sẵn cho trâu, bò. Nhờ vậy, đàn vật nuôi của gia đình luôn khỏe mạnh, không mắc bệnh”.
Thời gian tới, xã Mồ Dề tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát huy thế mạnh từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là hướng đi đúng, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã giảm 8,32%.
Vũ Đồng
Vụ xuân 2019, huyện Trấn Yên gieo cấy 2.419 ha lúa, đạt 105,4% kế hoạch và hiện nay lúa sinh trưởng phát triển tốt.
Sáng 20-3, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, quyết định có hiệu lực từ hôm nay. Theo đó, giá điện sẽ tăng 8,36%, từ mức 1.720,65 đồng/kWh như hiện nay lên mức 1.864,04 đồng/KWh.
Toàn tỉnh Yên Bái phân chia thành 1.943 địa bàn, trong đó, có 26 địa bàn đặc thù (ước Tổng điều tra trên 802 nghìn người, với trên 212 nghìn hộ.
Vụ xuân 2019, huyện Văn Yên gieo cấy 2.930 ha lúa, cơ cấu giống gồm 60% diện tích là lúa lai, 40% là giống lúa thuần chất lượng cao, phấn đấu năng suất bình quân đạt 51,8 tạ/ha.