Trồng cỏ ngọt - hướng đi mới cho Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/3/2019 | 2:11:48 PM

YênBái - Năm 2018, UBND tỉnh phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh, trong đó có Dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) tại thị xã Nghĩa Lộ”. Đến nay, các hộ nông dân tham gia Dự án đã cho thu nhập cao gấp 3 lần trồng lúa.

Diện tích cây cỏ ngọt trồng tại phường Trung Tâm đang phát triển tốt.
Diện tích cây cỏ ngọt trồng tại phường Trung Tâm đang phát triển tốt.

Bà Phạm Thị Đông - Quản lý Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật nông – lâm, thủy sản TND là đơn vị triển khai thực hiện cho biết: cỏ ngọt Stevia có tên khoa học là Stevia rebaudiana, thường được gọi là lá đường, lá mật, hoặc lá ngọt bởi nó ngọt hơn 250 lần như đường ăn thông thường. Sử dụng loại thảo dược này trong y học như một loại thuốc bổ cho tim và hạ huyết áp, các bệnh về thận, tiểu đường… 

Nhận thấy thị xã Nghĩa Lộ có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho cây cỏ ngọt phát triển, Công ty đã xây dựng Dự án và được tỉnh chấp thuận. Mục tiêu bước đầu của Dự án tại thị xã là xây dựng vườn ươm nhân giống cây cỏ ngọt với quy mô 3.000 m2; trồng thử nghiệm 5 ha cây cỏ ngọt, năng suất đạt 5 tấn khô/ha/năm nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 

Phường Trung Tâm đã vận động các hộ nông dân tham gia trồng cỏ ngọt, chủ động làm việc với Công ty tổ chức cho nông dân đi tham quan vườn giống, quy trình trồng cây cỏ ngọt của Công ty. 

Công ty cũng cam kết hỗ trợ 100% giống, 50% phân bón, 30% bạt phủ luống và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Phường Trung Tâm đã đưa vào trồng thử nghiệm ngay 5.000 m2 cỏ ngọt tại bản Căng Nà. 

Bà Hoàng Thị Dân – một hộ tham gia ký hợp đồng của Dự án cho biết, nhà bà có 1.800 m2 ruộng, mỗi năm trồng 2 vụ lúa, 1 vụ ngô đông và hoa màu các loại nhưng thu nhập không được cao. Nên khi được tuyên truyền, gia đình bà đã mạnh dạn chuyển đổi 500 m2 ruộng sang trồng cây cỏ ngọt. Bà  Hoàng Thị Thúy Hiệp - bản Căng Nà đăng ký trồng 800 m2 giống cỏ ngọt. 

Bà Hiệp cho biết, nhờ được sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật nên những luống cỏ ngọt của gia đình đảm bảo trồng đúng quy trình, chất lượng, đảm bảo diện tích bề mặt cho cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển. Theo bà, cây cỏ ngọt có ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc và không kén đất; quy trình nhân giống cũng đơn giản. 

Bà Phạm Thị Đông - Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật nông – lâm, thủy sản TND cho biết, để đảm bảo giống cho nông dân, Công ty đã giâm trên 500.000 cây giống, đã xuất 300.000 cây, đảm bảo cung ứng cho 2,5 ha.

Theo tính toán, mỗi ha sẽ cho thu nhập khoảng 5 tấn cỏ khô, trừ chi phí cũng đem lại thu nhập 80 triệu đồng/ha, so với trồng lúa gấp 2-3 lần. Dự kiến năm 2019, Công ty sẽ cung cấp đủ giống cho nông dân của thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn trồng trên 5 ha cỏ ngọt và tổ chức thu mua tại chỗ cho người dân. 

Với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống, chuyển giao công nghệ, cho cán bộ kỹ thuật giám sát; nông dân góp đất và sức lao động, Công ty cam kết song hành cùng nông dân, bao tiêu sản phẩm và đảm bảo tốt nhất lợi ích của cả 2 phía nhằm mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu lên khoảng 20 ha để đủ điều kiện đầu tư các hạng mục phục vụ việc sơ chế sản phẩm như sân phơi, kho bãi, hệ thống sấy ngay tại địa phương. 

Việc đưa vào trồng cây cỏ ngọt tại thị xã Nghĩa Lộ hứa hẹn là một lợi thế và động lực để nhân dân trên địa bàn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình bằng cây cỏ ngọt theo kế hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Yên Bái đề ra. 

Nguyễn Nhật

Tags Dự án cỏ ngọt thị xã Nghĩa Lộ

Các tin khác
Cán bộ Chi cục Thuế huyện Trấn Yên kiểm tra công tác khai thuế qua mạng của NNT.

Xác định công tác kê khai, kế toán thuế có vai trò quan trọng trong quản lý thuế (QLT), Chi cục Thuế huyện Trấn Yên (CCTTY) luôn chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, nhằm bảo đảm hệ thống cơ sở dữ liệu được chuẩn xác.

Năm 2019, Yên Bái tiếp tục đầu tư, xây dựng mới 11 công trình nước sạch. (Trong ảnh: Bể lắng nước sạch ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên với công suất 1.500m 3 /ngày, đêm được bảo quản, vận hành tốt bảo đảm cung cấp nguồn nước cho trên 2.600 hộ dân trong thị trấn và các xã lân cận - Ảnh: Thanh Thủy)

Năm 2019, tỉnh Yên Bái sẽ đầu tư xây dựng 11 công trình nước sạch hợp vệ sinh cho người dân bằng các nguồn lực tài trợ.

Năm 2018, là một năm đầy khó khăn, thách thức với nền kinh tế, nhưng Yên Bái vẫn đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 6,31% (tăng hơn so với năm trước 0,12%). Trong ảnh: Sản xuất bột đá tại Công ty phát triển số 1 TNHH một thành viên Hải - Dương. (Ảnh: Đức Toàn)

Hết năm 2018, tỉnh Yên Bái có 1.941 doanh nghiệp (1.119 công ty TNHH, 435 công ty cổ phần, 349 doanh nghiệp tư nhân, 24 doanh nghiệp FDI còn lại là doanh nghiệp vốn Nhà nước).

Ảnh minh họa

Phấn đấu tối thiểu 80% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ hỗ trợ điện tử. Cơ quan thuế sẽ cung cấp các dịch vụ tra cứu thông tin 24/24 giờ dưới nhiều hình thức (điện thoại, tin nhắn SMS) để người nộp thuế có thể dễ dàng tra cứu các thông tin về nghĩa vụ của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục