Dịch tả lợn châu Phi lan tới tỉnh thứ 23

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/3/2019 | 9:15:40 AM

Tại cuộc họp chiều 27-3, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) thông báo, dịch tả lợn châu Phi đã lây nhiễm tại tỉnh thứ 23 là Vĩnh Phúc.

Cuộc họp của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường với các tập đoàn chăn nuôi chiều 27-3
Cuộc họp của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường với các tập đoàn chăn nuôi chiều 27-3

Tại cuộc họp chiều 27-3, ở Hà Nội, giữa Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi ông Nguyễn Xuân Cường, với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn là "đầu tàu” của ngành chăn nuôi, Cục Thú y cho biết: Đến thời điểm này, đã có 476 xã của 91 huyện, thuộc 23 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Trong đó, Vĩnh Phúc là tỉnh vừa mới công bố có dịch tả lợn châu Phi vào sáng 27-3. Đến nay, đã có 73.000 con lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy.  

Do virus gây dịch tả lợn có độc lực cao, trong khi vẫn chưa tìm ra vaccine ngăn chặn, thời tiết lại rất thuận lợi nên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chăn nuôi cần tập trung, bằng mọi cách, mọi giá bảo vệ "vùng lõi” để không bị virus dịch tả lợn tấn công. 

Lý do là vì các tập đoàn, doanh nghiệp hiện nay không chỉ cung ứng nguồn thịt lợn sạch cho thị trường tiêu thụ mà còn là nơi bảo vệ, cất giữ nguồn con giống cho thị trường. Nếu để virus, dịch bệnh tràn vào thì sẽ không còn nguồn giống để tái đàn, cuối năm sẽ không có đủ thực phẩm. 

Giải pháp mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đưa ra là áp dụng quy trình, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn, thực hiện giám sát nghiêm ngặt, không để lây nhiễm dịch bệnh dù hiện nay, dịch đã lây lan ra tới 23 tỉnh và thành phố. 

(Theo SGGP)

Các tin khác

Bệnh dịch tả lợn (BDTL) châu Phi đang bùng phát mạnh, chỉ sau hơn một tháng từ hai ổ dịch ban đầu được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình thì nay đã lan ra 19 tỉnh thành trong cả nước. Để bảo vệ ngành chăn nuôi hiệu quả, bền vững, huyện Trấn Yên đã huy động cả hệ thống chính trị, người chăn nuôi vào cuộc phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh.

Cây quế mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Văn Yên (ảnh minh họa - Ảnh: Thanh Miền)

Hiện, tỉnh Yên Bái có trên 479.000 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó, có 152.794 ha rừng phòng hộ, 36.147 ha rừng đặc dụng và gần 300.000 ha rừng trồng sản xuất. Hết năm 2018, tỷ lệ tàn che rừng toàn tỉnh đạt trên 63%.

Quý I/2019, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 585,3 tỷ đồng, bằng 26,1% dự toán Trung ương giao, 19,5% dự toán tỉnh giao, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu xuân 2019, tham dự buổi gặp mặt do Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Yên Bái tổ chức sáng 27/3, đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã bày tỏ vui mừng, phấn khởi và chia sẻ những thuận lợi, khó khăn; đồng thời mong muốn cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục