YênBái - Từ đầu tháng 3 đến nay, ngày nào, gia đình anh Bàn Tiến Hiền ở thôn Giàng Cài, xã Nậm Lành, Văn Chấn đã thu hoạch gần 100 kg măng sặt. Với giá bán trung bình 15.000 – 17.000 đồng/kg, 2 ha măng sặt đã cho gia đình anh thu nhập 1,5 triệu đồng mỗi ngày.
Đang tải video về hoặc trình duyệt không hỗ trợ
Anh Hiền dự kiến năm nay sẽ thu trên 100 triệu đồng. Anh Hiền chia sẻ: "Măng sặt trồng sau 3 năm đã cho thu hoạch và có thể thu hoạch 15 - 18 năm mà không phải trồng lại. Thời điểm thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 5 cũng giải quyết việc làm lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập”.
Vài năm trở lại đây, nhiều hộ ở Nậm Lành đã chuyển đổi các diện tích đất nương rẫy bạc màu sang trồng măng sặt, tập trung chủ yếu ở thôn Giàng Cài và Ngọn Lành. Chỉ tính riêng thôn Giàng Cài có gần 170 hộ thì hầu hết hộ nào cũng trồng măng sặt, cho thu nhập 10 triệu đồng trở lên, nhiều hộ có diện tích lớn cho thu nhập 50 – 100 triệu đồng/năm.
Ông Phùng Sinh Sương - Trưởng thôn Giàng Cài cho biết: "Hiện nay, phong trào trồng măng sặt của nhân dân phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, người dân chưa có kỹ thuật, trồng, chăm sóc cũng như phương pháp để măng mọc đều và sớm hơn. Mong muốn của bà con là được quy hoạch đất đai, hướng dẫn kỹ thuật trồng cũng như có đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm”.
Không chỉ Nậm Lành mà nhiều xã vùng cao Văn Chấn cũng đã phát huy lợi thế của cây trồng này để phát triển kinh tế gia đình. Từ chỗ khai thác hoàn toàn tự nhiên, đến nay, nhiều hộ có ý thức trồng và chăm sóc.
Đặc biệt, với các rừng măng tự nhiên, người dân đã biết khoanh nuôi, tỉa thưa để măng ra nhiều, chất lượng tốt và thu hoạch dễ dàng hơn. Vốn là cây bản địa, măng sặt có khả năng thích nghi cao, chống xói mòn tốt. Với giá trị như hiện nay, trồng măng sặt hợp lý sẽ đạt được cả 2 mục tiêu: bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế.
Ông Lường Văn Si - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn, chia sẻ: "Địa phương có điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây măng sặt. Thời gian qua, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân quản lý, chăm sóc và mở rộng các diện tích măng sặt. Chính quyền địa phương đang bàn bạc, xây dựng phương án vận động nhân dân đóng góp kinh phí để mở đường đến các khu vực sản xuất, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích và quá trình thu hoạch sau này”.
Dù mới phát triển vài năm gần đây nhưng măng sặt đang là cây trồng có ưu thế vượt trội về hiệu quả kinh tế ở vùng cao Văn Chấn. Với khả năng nhân giống nhanh, dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, măng sặt rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác ở vùng cao. Tuy nhiên, việc trồng măng sặt mới ở dạng tự phát, chưa có quy trình kỹ thuật và hạn chế việc chăm sóc.
Để nâng cao hiệu quả và mở rộng diện tích, huyện Văn Chấn đã cử các đoàn công tác đến tìm hiểu, đánh giá hiệu quả kinh tế để xây dựng kế hoạch phát triển. Hiện nay, huyện đang xem xét, đề nghị tỉnh chuyển Đề án phát triển măng tre Bát độ sang hỗ trợ nhân dân vùng cao trồng măng sặt. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để người dân vùng cao Văn Chấn có những mô hình măng sặt điển hình để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 3/2019, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch tả lợn châu Phi đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm nhẹ 0,21%. Kéo theo đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,42% (lương thực giảm 0,55%; thực phẩm giảm 1,97%)…
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại báo cáo môi trường kinh doanh: Năm 2018, chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giảm 6 bậc, từ vị trí 94 lên đến vị trí 100/190 nước.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 404,76 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong thời gian giáp hạt năm 2019.
Hàng năm, Cục Thuế tỉnh đều tổ chức Tháng đồng hành cùng người nộp thuế (NNT). Ngoài việc hỗ trợ NNT trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế, hỗ trợ bằng điện thoại, hỗ trợ bằng văn bản thì một trong những giải pháp mà Cục Thuế đang triển khai là hỗ trợ NNT qua phương tiện điện tử.