ADB dự báo kinh tế Việt Nam 2019 tăng trưởng 6,8%

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/4/2019 | 2:33:30 PM

Trong ấn phẩm kinh tế thường niên "Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2019”, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020.

Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020.
Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020.

Theo đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục có một năm tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018, mặc dù môi trường bên ngoài suy giảm có thể tác động tới triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm sau.

Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam - ông Eric Sidgwick nhận định: Nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức cao trong năm 2018, do xuất khẩu và nhu cầu nội địa gia tăng mạnh mẽ. Tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng được giữ vững trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cầu nội địa được duy trì. Động lực tăng trưởng dự kiến sẽ được tiếp tục nhờ những cải cách đang diễn ra để cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân. 


Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick

Cũng theo báo cáo, tăng trưởng sẽ tiếp tục được thể hiện một cách toàn diện ở các lĩnh vực, dựa trên cơ sở tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ; sự tiếp tục mở rộng của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ, nông nghiệp;  khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thông qua rất nhiều hiệp định thương mại tự do, gồm cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được phê chuẩn gần đây. Dự kiến lạm phát ở mức bình quân 3,5% trong năm 2019 và tăng nhẹ lên 3,8% trong năm 2020. 

Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro vẫn còn bởi những nền kinh tế lớn của thế giới – vốn là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam – đang suy giảm.

Báo cáo nhấn mạnh, tầm quan trọng đối với Việt Nam trong việc tăng cường hội nhập các doanh nghiệp tư nhân vào các chuỗi giá trị toàn cầu, vốn là một trong những thách thức chính sách quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), cũng như nâng cao năng lực của các DNVVN – gồm cả kỹ năng của người lao động – là những biện pháp quan trọng để cho phép các DNVVN áp dụng tốt hơn các công nghệ mới và đạt được giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác

Từ năm 2013 đến 2018, huyện Trấn Yên đã xây dựng một số hợp tác xã (HTX) kiểu mới như HTX Dịch vụ tổng hợp xã Kiên Thành; HTX 6 -12 Đào Thịnh; HTX Chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Minh Quán; HTX Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca; HTX Dịch vụ tổng hợp Hồng Tiến và HTX Quế hồi Việt Nam.

Ảnh minh họa

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT về việc xác định ngày dừng thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ của các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 355/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Người dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn quế giống.

Quế là cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên và hàng năm mang lại cho người dân nơi đây 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua đánh giá, lợi ích kinh tế mà loại cây trồng này mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, để nâng cao giá trị của cây quế, huyện tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó, nổi bật là thu hút đầu tư, quảng bá hỗ trợ doanh nghiệp và mở rộng thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục