Yên Bái tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/4/2019 | 10:44:22 AM

YênBái - Hiện nay, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 được giao quản lý địa bàn 2 huyện Văn Yên và Trấn Yên. Đây là địa bàn rộng và trải dài, phía Nam giáp với tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp với tỉnh Lào Cai.

Đội QLTT số 4 kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn huyện Văn Yên.
Đội QLTT số 4 kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn huyện Văn Yên.

Việc buôn bán, vận chuyển lưu thông hàng hóa từ các tỉnh miền xuôi lên, từ tỉnh Lào Cai về cũng như vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn đều đi qua địa bàn của Đội phụ trách. Ngoài ra, việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn hoặc đi qua địa bàn về các tỉnh diễn ra thường xuyên.

Chủ động, nỗ lực tiến hành việc phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xâm nhiễm vào địa bàn, thực hiện sự chỉ đạo của Cục QLTT tỉnh Yên Bái, của UBND huyện Văn Yên và Trấn Yên, Đội QLTT số 4 đã khẩn trương xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường. 

Đội thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: thú y, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát kinh tế Công an huyện Văn Yên, Trấn Yên tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào và chạy qua địa bàn. 

Đội đã thành lập 02 tổ công tác trên địa bàn huyện Văn Yên và huyện Trấn Yên triển khai các đoàn kiểm tra tại các đầu mối giao thông trọng điểm như: nút giao IC12 Văn Phú (thành phố Yên Bái), nút giao IC14 Mậu A (huyện Văn Yên) nối từ cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuống; các tuyến đường giao thông liên tỉnh như: Yên Bái - Khe Sang, Quy Mông - Đông An, tuyến quốc lộ 32C từ Phú Thọ lên Yên Bái để tổ chức kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn. 

Đội cũng tập trung kiểm tra, rà soát các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh, vận chuyển lợn, các sản phẩm từ thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển thịt lợn mắc bệnh, không rõ nguồn gốc xuất phát từ vùng có dịch không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. 

Đội phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Văn Yên, Trấn Yên tuyên truyền về việc phòng chống bệnh DTLCP; tác hại của việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh; không tham gia tiếp tay cho hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, các sản phẩm từ lợn từ vùng có dịch, nhập lậu hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sau khi sáp nhập, địa bàn của Đội QLTT số 4 phụ trách rộng, có nhiều tuyến đường chạy qua gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy, đặc biệt có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuyến quốc lộ 32C và nhiều tuyến đường liên tỉnh khác tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ, Lào Cai nên gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn dịch bệnh. 

Về con người, Đội hiện có 13 công chức, nhân viên hợp đồng nên không đủ nhân lực để tổ chức kiểm tra, kiểm soát các tuyến giao thông ra vào địa bàn. Mặt khác, sau khi sáp nhập từ ngày 12/10/2018, Đội mới chỉ có chức danh Quyền Đội trưởng, chưa có các phó đội trưởng giúp việc đã ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, kinh phí phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường chủ yếu sử dụng từ nguồn chi phí các vụ việc mà không có kinh phí phòng chống dịch cho lực lượng. 

Đồng chí Phạm Thế Minh - Quyền Đội trưởng Đội QLTT số 4 cho biết: "Đội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh DTLCP. Chúng tôi kiến nghị với Tổng cục QLTT sớm ổn định bộ máy tổ chức của Đội để đơn vị hoạt động hiệu quả hơn nữa đồng thời đề nghị các địa phương xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí chống dịch”.

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái kiểm tra kiểm soát Văn Yên

Các tin khác
Ảnh chỉ có tính minh họa.

Dự án đầu tiên được triển khai tại Việt Nam với mục đích tái chế bao bì nhựa dẻo đã qua sử dụng, bị vứt bừa bãi hoặc chôn lấp thành nguyên vật liệu xây đường giao thông chắc chắn, bền vững hơn.

Sản xuất rừng gỗ lớn đáp ứng nhu cầu chế biến là giải pháp cấp bách hiện nay.

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc mà còn là giải pháp quan trọng thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp hiệu quả bền vững.

Huyện Trạm Tấu hiện đang triển khai đề án xây dựng cơ sở chế biến và chỉ dẫn địa lý sơn tra để nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân.

Thực hiện Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy, huyện Trạm Tấu đã giao cho ngành nông nghiệp chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm, đặc sản của huyện đi đôi với sản xuất các sản phẩm bản địa, hữu cơ gắn với điều kiện sinh thái của địa phương hướng đến phát triển bền vững, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trong quý I/2019, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.468 tỷ đồng/ kế hoạch giao 7.203 tỷ đồng, tăng 4,56% so với cùng kỳ và đạt 20,4% kế hoạch năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục