Cần kiểm soát tốt việc đốt nương, bãi chăn thả

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/5/2019 | 2:01:48 PM

YênBái - Việc đốt rừng làm nương rẫy và đốt bãi chăn thả gia súc của đồng bào vùng cao khiến nhiều diện tích rừng bị thiệt hại. Do đó, các địa phương cần tăng cường quản lý, kiểm tra, theo dõi, giám sát các hoạt động canh tác nương rẫy, các bãi chăn thả...

Cán bộ kiểm lâm huyện Mù Cang Chải tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về PCCCR.
Cán bộ kiểm lâm huyện Mù Cang Chải tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về PCCCR.

Hiện, toàn tỉnh có 463.438 ha đất có rừng và chưa thành rừng, trong đó, rừng tự nhiên 245.602 ha; rừng trồng 187.182 ha. Diện tích rừng có nguy cơ cháy cao tập trung tại các huyện phía Tây của tỉnh gồm: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. 

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng, chính quyền địa phương, các ngành chức năng đã và đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Trong đó, thường xuyên tăng cường, củng cố hệ thống mạng lưới dự báo, cảnh báo cháy rừng toàn tỉnh trên cơ sở nắm bắt, tiếp nhận thông tin trên hệ thống dự báo các điểm cháy rừng từ vệ tinh của Cục Kiểm lâm. 

Đồng thời, cảnh báo, dự báo những ngày hanh khô trong tháng; các khu vực trọng điểm có nguy cơ và khả năng xảy ra cháy rừng cao tại các địa phương. 

Tại các xã, thị trấn và các chủ rừng tiếp tục duy trì, củng cố trên 300 tổ xung kích với lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, đoàn thanh niên sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Để nâng cao nhận thức của người dân và chủ rừng, hạt kiểm lâm các địa phương đã phối hợp với chính quyền cơ sở, các hội, đoàn thể cấp xã thường xuyên cử cán bộ đến địa bàn hướng dẫn, tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng (BVR) PCCCR đến các hộ dân. 

Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tăng cường cán bộ đến các vùng trọng điểm thường xảy ra cháy rừng hướng dẫn nhân dân về các biện pháp PCCCR; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện tốt PCCCR; chuẩn bị phương tiện, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy rừng; mở các lớp tập huấn về PCCCR cho kiểm lâm địa bàn và trưởng nhóm BVR ở các huyện trọng điểm. 

Ngay từ khi bước vào mùa khô hanh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo các hạt, trạm kiểm lâm cử cán bộ ứng trực 24/24 giờ; cán bộ kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp nhằm quản lý tốt việc đốt nương làm rẫy và việc sử dụng lửa dễ gây ra cháy rừng. 

Mặc dù công tác PCCCR được chính quyền địa phương, các ngành chức năng tích cực triển khai, song thực tế mùa khô cũng là thời điểm đồng bào vùng cao phát dọn đốt nương rẫy nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 19/4 đến ngày 21/4, trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã xảy ra 6 vụ cháy rừng. Ngay khi xảy ra cháy, huyện đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền xã và nhân dân tham gia chữa cháy theo phương châm "4 tại chỗ” nên giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. 

Nguyên nhân chính gây cháy rừng là do đốt nương làm rẫy, đốt bãi chăn thả để cháy lan vào rừng. Điều đó cho thấy ý thức BVR của một bộ phận người dân còn chưa cao và việc PCCCR khi đốt bãi chăn thả, sản xuất nương rẫy còn chủ quan không thông báo cho trưởng thôn, chủ hợp đồng biết để giám sát, đốt không đúng hướng dẫn... 

Để hạn chế việc cháy rừng, các hạt kiểm lâm cần đưa cán bộ kiểm lâm địa bàn xuống các thôn, bản tổ chức họp dân, tuyên truyền pháp luật BVR, ký cam kết BVR PCCCR với từng hộ. Một trong những giải pháp quan trọng là các địa phương cần chú trọng kiểm soát việc sử dụng lửa trong và gần rừng của người dân; hướng dẫn nhân dân canh tác nương rẫy đúng quy hoạch; quy định cụ thể khu vực cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác. 

Do đó, lực lượng kiểm lâm cần phối hợp với các thôn, bản rà soát diện tích nương rẫy, bãi chăn thả; đồng thời, quy định tất cả các hộ khi đốt nương rẫy phải báo cho trưởng thôn, kiểm lâm địa bàn biết ngày giờ đốt để kiểm soát...

Văn Thông

Tags Bảo vệ rùng phòng chống cháy rừng đốt nương bãi chăn thả cháy rừng kiểm lâm

Các tin khác

Với ý chí, nghị lực của tuổi trẻ, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở huyện Văn Yên đã vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp làm giàu.

Hội thảo đánh giá mô hình trình diễn giống lúa Lộc Trời 153 tại xã Tân Lập.

Ngày 27/5, tại xã Tân Lập, Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - Chi nhánh Hà Nội tổ chức Hội thảo đánh giá mô hình trình diễn giống lúa Lộc Trời 153.

Ngành GTVT huy động máy móc hót gạt bùn đất tuyến đường lên xã Sùng Đô, Nậm Mười, huyện Văn Chấn.

Do ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ, những năm qua, cơ sở hạ tầng giao thông luôn bị thiệt hại nặng nề, gây khó khăn cho việc khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn và ổn định đời sống nhân dân. Điều này đòi hỏi ngành giao thông vận tải (GTVT) Yên Bái phải luôn chủ động phương án, máy móc để đảm bảo giao thông trong các tình huống thiên tai và nhanh chóng khắc phục tình trạng cản lũ của các công trình giao thông.

Nông dân xã Phan Thanh tham quan đầu bờ mô hình liên kết sản xuất lúa thuần Nam Hương 4.

Những ngày này, cán bộ Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên thường xuyên có mặt ở các cánh đồng để kiểm tra, nắm bắt diễn biến tình hình sâu bệnh lúa xuân, trên cơ sở đó hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, góp phần cho sản xuất vụ xuân giành thắng lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục