Yên Hưng đa dạng mô hình kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/5/2019 | 11:17:18 AM

Là xã nông thôn mới, để tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, Đảng ủy, chính quyền xã Yên Hưng, huyện Văn Yên chỉ đạo nhân dân phát triển đa dạng hóa các mô hình kinh tế, tích cực đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất để không ngừng tăng thu nhập, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.

Thực hiện chủ trương của xã, gia đình chị Phạm Kim Tho ở thôn Khe Bốn quyết tâm đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi đà điểu. Để có con giống tốt, chị về trại giống đà điểu ở huyện Ba Vì (Hà Nội) mua 20 con giống. 

Đà điểu có sức đề kháng tốt, ít bị mắc bệnh, thức ăn đơn giản, chủ yếu là ngô, khoai, sắn, thóc, cỏ voi... nên nuôi khá dễ. Bởi thế, sau 8 tháng, đà điểu đã đạt trọng lượng 60 đến 70 kg/con. Khi đà điểu đạt trọng lượng từ 80 kg trở lên, sẽ xuất bán với giá từ 90.000 đồng đến 100.000 đồng/kg. 

Chị Tho chia sẻ: "Đà điểu là loài vật nuôi mới nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên vợ chồng tôi quyết tâm nuôi đà điểu. Sau này, nếu đạt hiệu quả cao thì sẽ đầu tư để chăn nuôi thêm”. 

Anh Nông Ngọc Tú ở thôn Khe Bốn là một nông dân trẻ, năng động đã chọn hướng chăn nuôi thỏ trắng New Zealand. Qua tìm hiểu, tham quan những mô hình chăn nuôi thỏ hiệu quả, anh nhận thấy giống thỏ này có sức đề kháng cao, tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường. 

Hơn nữa, tiền chi phí đầu tư thấp, thức ăn cho thỏ cũng sẵn. Hiện, trang trại của anh có 500 con thỏ. Năm 2018, anh đã xuất bán được trên 4 tấn thỏ thịt, thu gần 100 triệu đồng. 

Anh Tú cho biết: "Thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao; tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chủ yếu là ở miền xuôi nên các hộ nuôi thỏ mong muốn được các cấp, ngành, hỗ trợ kết nối người chăn nuôi với các doanh nghiệp chế biến để có đầu ra cho sản phẩm”. Ngoài nuôi thỏ, anh Tú cũng đang đầu tư nuôi dúi. 

Nuôi ong cũng là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế. Hiện tại, xã Yên Hưng đã thành lập Tổ hợp tác nuôi ong mật. Khi mới thành lập, chỉ có 13 hội viên và nay đã tăng lên gần 30 hội viên với khoảng 400 đõ ong; trong đó, hộ có ít từ 15 đến 20 đõ, hộ có nhiều từ 100 đến 200 đõ. 

Ông Lục Văn Bình - Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ong xã Yên Hưng cho hay: "Hàng năm, Tổ hợp tác thường phối hợp với chính quyền, ngành chuyên môn tổ chức mở từ 1 đến 2 lớp tập huấn để hướng dẫn hội viên về kỹ thuật nuôi và tách đàn. Đồng thời, tổ chức đưa hội viên đi thăm quan, trao đổi kinh nghiệm ở một số nơi có mô hình nuôi ong hiệu quả". Năm 2018, Tổ hợp tác nuôi ong xã Yên Hưng thu hoạch được 4.000 lít mật, với giá bán 180.000 đồng/lít thu về 720 triệu đồng. Hiện, mật ong đã được xã đăng ký là sản phẩm của xã theo chương trình "mỗi xã một sản phẩm”. 

Những mô hình kinh tế trang trại, gia trại ở xã Yên Hưng đã và đang khẳng định sự đóng góp tích cực làm giảm tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng 4,8 triệu đồng so với năm 2017. Toàn xã hiện có 11 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, 4 cơ sở sản xuất gạch không nung, 40 hộ đăng ký kinh doanh cá thể, 1 tổ hợp tác nuôi ong, 1 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương. 

Ông Hoàng Bá Nụ - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Để giúp người dân tiếp tục phát triển kinh tế, xã đã có giải pháp để giúp các hộ được tiếp cận vốn ưu đãi; được tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; giúp người dân tìm hiểu thị trường để phát triển mạnh sản phẩm của mình...”.

Vàng Mai 

Tags Mô hình kinh tế Hưng Yên Văn Yên

Các tin khác

Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip được kỳ vọng giải quyết tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân khiến người dùng mất tiền như vừa qua.

Sáng nay (29/5), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam sẽ được công bố.

Sản phẩm quế Văn Yên nổi tiếng thị trường trong và ngoài nước.

Nghị quyết HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ chứng nhận chất lượng sản phẩm an toàn. Chính sách này quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp của Nhà nước để hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn nhân dân TTNT Trần Phú phòng và trị bệnh trên cây cam.

Hơn 1 năm tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh vàng lá, thối rễ, song đến nay, dịch bệnh này ở vùng cam Văn Chấn vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm. Đặc biệt, tại thị trấn Nông trường (TTNT) Trần Phú - khu vực trọng điểm phát triển cây ăn quả có múi, diện tích nhiễm bệnh đã chiếm trên 50%; trong đó, 1/3 phải chặt bỏ vì không còn khả năng khôi phục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục