Hiệu quả từ Đề án chăn nuôi gia súc ban chăn thả ở Nậm Búng

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/5/2019 | 8:38:54 AM

YênBái - Triển khai từ đầu năm 2016 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và huyện Văn Chấn, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Đề án chăn nuôi gia súc theo hướng bán chăn thả tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện Văn Chấn đã và đang có những tác động tích cực đến phát triển chăn nuôi ở vùng cao.

Tại xã Nậm Búng - nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp, diện tích chăn thả rộng nên việc triển khai Đề án đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia đình anh Nguyễn Trọng Sơn ở thôn Chấn Hưng 5, xã Nậm Búng là một trong những hộ dân đầu tiên của xã đăng ký tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò theo hướng bán chăn thả. Từ 15 triệu hỗ trợ xây dựng chuồng trại ban đầu cùng nguồn vốn của gia đình, anh Sơn đã đầu tư xây dựng chuồng trại với diện tích rộng hơn 40 m2, có máng ăn và hố xử lý chất thải. 

Anh Sơn cho biết: "Sau hơn 3 năm tham gia Đề án, từ 10 con trâu, bò ban đầu, đến nay, đàn gia súc của tôi đã tăng gấp đôi. Chăn nuôi theo mô hình bán chăn thả giúp kiểm soát được dịch bệnh cũng như có điều kiện chăm sóc đàn trâu, bò tốt hơn. Hiện, gia đình tôi đã mở rộng quy mô chuồng trại, trồng hơn 9.000 m2 cỏ voi, ngô trên đất cằn cỗi, soi bãi, vườn tạp làm thức ăn cho trâu, bò”.

Tổng đàn đại gia súc của xã Nậm Búng hiện có gần 1.250 con, trong đó, đàn trâu hơn 950 con, còn lại là bò. Mặc dù có diện tích chăn thả rộng, cùng với số lượng trâu, bò nhiều, song lại nhỏ lẻ trong mỗi nhà nên số hộ đáp ứng được yêu cầu 10 con/hộ để tham gia đề án chưa nhiều. 

Đến nay, xã Nậm Búng đang duy trì 16 mô hình chăn nuôi trâu, bò theo hướng bán chăn thả, trong đó, có 2 mô hình chăn nuôi từ 30 con trở lên và 14 mô hình với quy mô 10 con. 

Ông Phạm Bá Dư - Chủ tịch UBND xã Nậm Búng cho biết: "Việc phát triển đàn gia súc theo hướng bán chăn thả theo đề án của tỉnh và huyện, ngay sau khi triển khai đã nhận được sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của người dân, song số hộ tham gia mô hình vẫn chưa nhiều do số lượng trâu bò theo từng hộ còn ít. Mong muốn của hộ chăn nuôi là tỉnh, huyện Văn Chấn tạo điều kiện, có cơ chế phù hợp giúp nhiều hộ được tham gia đề án. Từ đó, vừa góp phần giúp người chăn nuôi tăng đàn ổn định mà còn kiểm soát, phòng trừ được dịch bệnh”. 

Không chỉ quan tâm tới phát triển, quy mô và số hộ tham gia Đề án, xã Nậm Búng cũng đặc biệt quan tâm tới phòng trừ dịch bệnh trên đàn đại gia súc và thường xuyên rà soát số trâu, bò của địa phương. Xã cũng chủ động phối hợp với đội ngũ thú y viên thường xuyên tiêm phòng vắc - xin đúng liều lượng và chủng loại, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại. 

Anh Bàn A Sếnh - cán bộ thú y thuộc Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Chấn cho biết: cùng với tuyên truyền, vận động, vài năm trở lại đây, hầu hết các hộ tham gia đề án đều nhận thấy hiệu quả tích cực của áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi đã góp phần ngăn ngừa dịch bệnh, tránh được những thiệt hại, rủi ro. 

Từ Đề án, người chăn nuôi gia súc ở Nậm Búng đã có những thay đổi trong tư duy, tập quán chăn thả, chú trọng mở rộng diện tích trồng cỏ voi, phòng chống dịch bệnh được quan tâm. Chăn nuôi gia súc theo hướng bán chăn thả đã mang lại hiệu quả rõ rệt, thay đổi cách nghĩ của người dân, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của đồng bào vùng cao, vùng thượng huyện.

Trần Ngọc

Tags Nậm Búng gia súc chăn nuôi

Các tin khác
Cục Thuế tỉnh triển khai nhiệm vụ thu ngân sách tháng 6/2019.

Năm 2019, tỉnh Yên Bái được Trung ương giao thu ngân sách 2.240 tỷ đồng; dự toán HĐND tỉnh là 3.250 tỷ đồng.Dù ngành thuế đã có nhiều nỗ lực song 4 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách trên địa bàn mới đạt 774,46 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình tại Quốc hội.

Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng có thể thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc chủ động rà soát, sắp xếp, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm.

Chương trình điều chỉnh phụ tải điện ngày càng thu hút sự tham gia của các khách hàng có mức tiêu thụ điện lớn.

Trong năm 2019, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) lựa chọn trên 4.000 doanh nghiệp (DN) có sản lượng điện tiêu thụ từ 3 triệu kWh/ năm trở lên mời tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Đến nay, đã có hơn 1.600 DN đăng ký tự nguyện tham gia chương trình này.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp khó khăn.

Việc điều chỉnh tăng giá điện làm tăng chỉ số giá tiêu dùng lên 0,49%, nhưng lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục