Yên Bái: An toàn hồ, đập trong mùa mưa bão

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/5/2019 | 8:19:24 AM

YênBái - Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 186 công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, trong đó, có 133 công trình hồ chứa có chiều cao đập từ 5 m trở lên hoặc có dung tích trên 50.000 m3. Các hồ chứa trên được giao cho các doanh nghiệp thủy lợi quản lý khai thác và bảo vệ.

Hồ chứa Khe Nhân, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên được đầu tư sửa chữa năm 2018.
Hồ chứa Khe Nhân, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên được đầu tư sửa chữa năm 2018.

Trong đó, Công ty TNHH Đại Lợi quản lý 50 đập, hồ chứa nước, Công ty TNHH Tân Phú quản lý 79 đập, hồ chứa; Công ty TNHH Nghĩa Văn quản lý 4 đập, hồ chứa. Các hồ thủy lợi có vai trò quan trọng trong việc chống lũ thượng nguồn và cung cấp nước tưới, sinh hoạt cho trên 19.376 ha đất trồng lúa và cấp nước cho 446 ha nuôi trồng thủy sản. 

Thực hiện chương trình an toàn các hồ chứa của Chính phủ, những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư sửa chữa nâng cấp một số hồ chứa đạt kết quả tốt. Trong đó, phải kể đến việc đầu tư xây dựng nâng cấp, sửa chữa đập, hồ thủy lợi Từ Hiếu, huyện Lục Yên.

Năm 2018, tỉnh tiếp tục có chủ trương triển khai 16 dự án sửa chữa, nâng cao an toàn đập thuộc Dự án WB8 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng mức đầu tư 304.650 triệu đồng. Tuy nhiên, do các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng từ trước năm 1970; do đó, nhiều công trình bị hư hỏng và xuống cấp. 

Ông Đỗ Minh Khải - Trưởng phòng Quản lý công trình, Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết: nhằm đảm bảo an toàn đập hồ chứa trong mọi tình huống, tỉnh đã chỉ đạo các ngành tăng cường chỉ đạo đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án bảo vệ đập, nhất là tập trung đầu tư sửa chữa công trình đập bị hư hỏng. 

Kết quả rà soát, đánh giá mức độ an toàn đập của các hồ thủy lợi năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp quản lý khai thác đã tập trung sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp có quy mô nhỏ để kịp thời phục vụ tưới cho vụ đông xuân 2018 - 2019 và chuẩn bị tưới vụ hè thu năm 2019. 

Tuy nhiên, do điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế nên còn 120 hạng mục công trình thủy lợi có quy mô xây dựng sửa chữa lớn cần nguồn ngân sách của Nhà nước; trong đó, cần đặc biệt ưu tiên sửa chữa nâng cấp 17 hạng mục công trình hồ chứa.

Mặc dù đã được nâng cấp và sửa chữa, tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư nâng cấp còn hạn chế, nên các cấp, ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo đảm an toàn hồ, đập, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Do đó, đối với các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cần nâng cao năng lực quản lý, thành lập ban chỉ đạo phòng chống lũ bão đối với hồ chứa để chỉ đạo điều hành khi tình huống khẩn cấp xảy ra. 

Đặc biệt, đối với các hồ chứa nước lớn như: hồ Thác Bà hệ thống hồ Từ Hiếu ở huyện Lục Yên; hệ thống hồ chứa huyện Văn Yên, Yên Bình, hồ Đầm Hậu ở huyện Trấn Yên thì công tác bảo vệ phải được nghiêm ngặt, có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng công trình để đảm bảo an toàn khi hồ tích nước và xả lũ; huấn luyện lực lượng vận hành ở tư thế sẵn sàng tham gia chống lũ. 

Hàng năm, cần tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, hướng dẫn các đơn vị quản lý khai thác xây dựng quy trình vận hành; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân cùng tham gia quản lý, bảo vệ công trình. 

Các doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác công trình cần có phương án vận hành, điều tiết nước hồ, đập hợp lý. Ngoài các hồ chứa kể trên, hiện tỉnh còn có 10 tuyến đê bao với tổng chiều dài 19,64 km và các tuyến kè sông, suối bảo vệ chống sạt lở cần phải có kế hoạch quản lý, củng cố và hộ đê. Kiểm tra kỹ các cống dưới đê và có kế hoạch tu sửa, có quy trình vận hành hợp lý. 

Cụ thể, khi mực nước sông Hồng trên báo động 2, lượng mưa nội bộ thấp, cần đóng chặt các cống tiêu, đảm bảo nước sông Hồng không vào được các khu vực bảo vệ; khi nước sông Hồng thấp dưới báo động 2, lượng mưa trong khu vực lớn cần mở cống tiêu để tiêu úng trong khu vực bảo vệ.

Văn Thông

Tags Yên Bái hồ chứa thủy lợi

Các tin khác
Công nhân Điện lực Yên Bái thực hành xử lý tình huống trong diễn tập PCTT - TKCN, xử lý sự cố, an toàn năm 2019.

Những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường, mưa lớn kéo dài gây dông lốc, lũ ống, lũ quét làm thiệt hại về người và tài sản cũng như gây hư hỏng cho hệ thống điện.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2019, huyện Văn Yên được giao chỉ tiêu hỗ trợ trồng mới 120 ha dâu nuôi tằm. Đề án hỗ trợ một lần kinh phí cho các hộ gia đình có diện tích trồng mới từ 1.000 m2 trở lên, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha.

Vụ đông xuân năm nay, nông dân huyện Văn Yên gieo cấy 2.951,2 ha lúa, đạt 100,7% kế hoạch. Cơ cấu giống chủ yếu là Chiêm hương, HT1, TBR225, JO2, Thiên ưu 8... chiếm 47,9%; lúa lai chiếm 50,6% diện tích, chủ lực là giống Nhị ưu 838, Nghi hương 305, TH3-3.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh trồng mới 11.600 ha rừng, đạt 72,5% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục