Hướng tới Kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh khóa XVIII

Yên Bái thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/6/2019 | 8:24:33 AM

YênBái - Hơn 3 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Yên Bái đã kiên cố hóa được 377 km, đạt trên 123%; mở mới 123 km và xây dựng 671 công trình thoát nước.

Người dân xã Yên Thái, huyện Văn Yên tham gia kiên cố hóa đường giao thông vào thôn Trạng.
Người dân xã Yên Thái, huyện Văn Yên tham gia kiên cố hóa đường giao thông vào thôn Trạng.

Văn Yên là một trong những địa phương của tỉnh thực hiện tốt Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 – 2020.


Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án, huyện đã kiên cố được 143 km, mở mới được trên 40 km và xây dựng được 271 cống các loại, 13 cầu, 8 ngầm tràn; sửa chữa 10 cầu treo, 1 cầu cứng và 123m kè bê tông. Tổng giá trị thực hiện trên 101 tỷ đồng, trong đó nhân dân tham gia đóng góp trên 18 tỷ đồng. 

Nhờ thực hiện tốt Đề án này mà sau 3 năm đã có 9 xã của huyện hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Mục tiêu trong 2 năm 2019 – 2020, Văn Yên phấn đấu kiên cố hóa 111 km và mở mới trên 10 km đường đất; trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư cho các xã xây dựng nông thôn mới là Đông An, Yên Thái, An Bình. 

Chia sẻ kinh nghiệm sau hơn 3 năm thực hiện Đề án, ông Lưu Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết, trong quá trình thực hiện Đề án, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động quần chúng nhân dân tham gia đóng góp, hiến đất và ủng hộ kinh phí làm đường. 

Huyện kịp thời đề nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số nội dung của Đề án nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc vận chuyển hàng hóa, giao thương và đi lại của nhân dân. 

"Đặc biệt, huyện Văn Yên chúng tôi đã có chính sách riêng để xây dựng các tuyến đường "đặc thù” với chiều rộng 1m, chiều dày 12 cm đến các thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện" - ông Kiên nói. 

Tại huyện Lục Yên, sau hơn 3 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 – 2018 đã hoàn thành 77 công trình với tổng chiều dài 42,15 km, tổng kinh phí đầu tư trên 30,787 tỷ đồng. Các công trình hoàn thành đã góp phần củng cố mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa giữa các vùng, các địa phương. 

Ông Bùi Văn Thịnh - Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Để tiếp tục triển khai Đề án hiệu quả hơn, Lục Yên đề nghị tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí ngân sách huyện tự cân đối để thực hiện các hạng mục đầu tư; bố trí kịp thời kinh phí để giải ngân, tạm ứng cho các công trình nhằm cung ứng các vật liệu cần thiết như xi măng, cát, đá dăm... đảm bảo thi công đúng tiến độ; thay thế lớp lót mặt đường từ giấy dầu sang cát lót để giảm chi phí đóng góp bằng tiền mặt cho nhân dân”.

Hơn 3 năm thực hiện Đề án phát triển giao thông giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Yên Bái đã kiên cố hóa được 377 km, đạt trên 123%; mở mới 123 km và xây dựng 671 công trình thoát nước. Tổng kinh phí thực hiện trên 286 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước trên 182 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp trên 104 tỷ đồng. Riêng trong năm 2019, Yên Bái phấn đấu kiên cố hóa 105 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 1 cầu bản và 66 cống thoát nước. 

Trong quá trình triển khai Đề án, các địa phương đã huy động được nguồn lực rất lớn từ nhân dân thông qua việc đóng góp về vật liệu, ngày công. Nhiều doanh nghiệp tự nguyện tham gia đóng góp bằng tiền, ca máy; nhiều gia đình tự nguyện hiến đất và ủng hộ ngày công lao động. Sự đóng góp thiết thực đó, đã và đang cùng tỉnh đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại được thuận lợi, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương phát triển. 

Ông Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Yên Bái trao đổi, để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án, đề nghị các ngành liên quan tích cực tham mưu cho tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh; tăng cường vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với việc thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương để hỗ trợ kịp thời, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án. 

Hà Anh

Các tin khác
Quỹ đất dân cư đường Âu Cơ thành phố Yên Bái đang được san tạo mặt bằng hoàn thiện các thủ tục bán đấu giá.

Thời gian qua, tình trạng người trúng đấu giá đất chậm nộp tiền sử dụng đất quá 90 ngày trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Theo Cục Thuế tỉnh, tính đến thời điểm ngày 01/4/2019, tổng số tiền nợ của 26 trường hợp với 207 lô đất trúng đấu giá thuộc khối tỉnh quản lý là trên 126 tỷ đồng.

Nhiều hộ dân ở xã Quy Mông thoát nghèo nhờ phát triển chăn nuôi.

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, huyện Trấn Yên phấn đấu mỗi năm giảm trên 4% hộ nghèo, tương đương 1.000 hộ thoát nghèo.

Thành lập hơn 1 năm song sự ra đời của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Yên Bái đã giúp các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) có chỗ dựa vững chắc, tạo được niềm tin với các thành viên.

Ảnh minh họa.

Theo công văn của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng và dầu trong nước từ 15 giờ ngày 17/6 sẽ giảm mạnh, với mức điều chỉnh từ 239-1.085 đồng/lít,kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục