Giá vàng trong nước tăng 100.000 đồng mỗi lượng, thế giới giảm nhẹ

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/7/2019 | 2:06:01 PM

Sau khi giảm mạnh phiên hôm qua, sáng nay (10-7), giá vàng trong nước đảo chiều tăng 100.000 đồng mỗi lượng, trong khi đó tỷ giá trung tâm vẫn tiếp tục tăng nhẹ.

Giá vàng trong nước tăng 100.000 đồng mỗi lượng. Ảnh minh họa
Giá vàng trong nước tăng 100.000 đồng mỗi lượng. Ảnh minh họa

Tại thời điểm 9h10', giá vàng thế giới dao động quanh ngưỡng 1.392 USD/ounce, giảm 5 USD/ounce so với chốt phiên trước.

Mức giá này tương đương 39,05 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD tại ngân hàng Vietcombank.

Theo đó, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh là 38,65-38,85 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), tăng 100.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên trước.

Còn tại Doji Hà Nội, doanh nghiệp này áp dụng giá mua và bán vàng SJC là 38,65-38,95 triệu đồng/lượng, cũng tăng 100.000 đồng/lượng.

Đối với thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu, sáng nay giá vàng tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước, giá mới là 38,58-39,03 triệu đồng/lượng.

Như vậy, đến thời điểm này, giá vàng Rồng Thăng Long vẫn cao hơn vàng SJC khoảng 180.000 đồng mỗi lượng.

Trên thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD áp dụng ngày 10-7 là 23.079 đồng/USD, tăng 1 đồng so với ngày 9-7.

Với biên độ tỷ giá +/-3%, sáng nay, ngân hàng Vietcombank niêm yết đồng USD là 23.170-23.290 đồng/USD (mua vào-bán ra), tăng 15 đồng/USD so với chốt phiên trước.

Ngân hàng Vietinbank có giá mới là 23.163-23.283 đồng/USD, giảm 10 đồng/USD so với chốt phiên trước.

Tại ngân hàng Eximbank, đồng USD được niêm yết 23.150-23.260 đồng/USD (mua vào-bán ra), cũng giảm 10 đồng/USD so với phiên trước.

Trong khi đó, ngân hàng BIDV đang giao dịch quanh mức 23.165-23.285 đồng/USD, giảm 5 đồng/USD so với phiên trước.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Khai thác gỗ rừng trồng ở Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà (huyện Yên Bình).

Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông - lâm nghiệp, đến nay, Yên Bái mới hoàn thành việc sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mù Cang Chải, việc cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp tiến độ vẫn còn chậm...

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 tiếp tục tạo điều kiện bê tông hóa các tuyến giao thông liên xã, liên thôn, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh.

Sửa chữa mặt cầu Yên Bái trong thời gian từ 0 giờ, ngày 21/7 đến hết ngày 4/10/2019.

Thực hiện Quyết định số 5456/QĐ-TCĐBVN ngày 27/12/2018 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình: sửa chữa mặt cầu Yên Bái Km280+500/QL 37, tỉnh Yên Bái, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái tổ chức sửa chữa mặt cầu Yên Bái trong thời gian từ 0 giờ, ngày 21/7 đến hết ngày 4/10/2019.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy cùng lãnh đạo các sở, ngành kiểm tra hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái.

Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và các nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển rõ nét, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, bình quân giai đoạn 2011 - 2018 đạt 5,87%, phấn đấu 2 năm 2019 và 2020 tăng trên 7%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục