Cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp ở Yên Bái: Vì sao chậm?

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/7/2019 | 1:51:44 PM

YênBái - Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông - lâm nghiệp, đến nay, Yên Bái mới hoàn thành việc sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mù Cang Chải, việc cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp tiến độ vẫn còn chậm...

Khai thác gỗ rừng trồng ở Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà (huyện Yên Bình).
Khai thác gỗ rừng trồng ở Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà (huyện Yên Bình).

Thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông - lâm nghiệp, tỉnh sẽ thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối của 4 công ty lâm nghiệp gồm: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ngòi Lao, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Bình; thực hiện giải thể Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên; sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải. 

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Nhà nước về cổ phần hóa, tỉnh Yên Bái đã quyết liệt chỉ đạo các ngành, các công ty lâm nghiệp, lâm trường thực hiện; tiến hành rà soát thực trạng hoạt động của các công ty lâm nghiệp, lâm trường. 

Trong đó, tỉnh đã phê duyệt giá trị doanh nghiệp và công bố giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp; đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị làm nhà đầu tư chiến lược tại các công ty lâm nghiệp theo tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đã được tỉnh ban hành; đã xây dựng và hoàn thành phương án cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp. 

Tính đến hết năm 2017, tỉnh đã xây dựng xong phương án cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, phương án chưa được phê duyệt, nguyên nhân do đến thời điểm 01/01/2018 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011) đã có hiệu lực thi hành nên nhiều nội dung phương án cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp đã xây dựng không còn phù hợp, dẫn đến công tác triển khai cổ phần hóa tiến hành chậm gây nên một số khó khăn cho các doanh nghiệp. 

Cụ thể, việc xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa 4 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp đã được phê duyệt trong năm 2016. Tuy nhiên, hiện nay giá trị doanh nghiệp đã có nhiều biến động. 

Cụ thể, tài sản trên đất (rừng trồng) đã tăng trưởng về khối lượng; tài sản, vật kiến trúc đã hao mòn, xuống cấp. Do đó, giá trị doanh nghiệp đến thời điểm hiện nay không còn phù hợp với thời điểm được phê duyệt giá trị doanh nghiệp. 

Công tác cổ phần hóa kéo dài, các khoản chi phí để tiến hành cổ phần hóa hiện nay chưa thể quyết toán, dẫn đến việc hạch toán sản xuất, kinh doanh hàng năm của các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp gặp khó khăn nhất định. 

Về cơ cấu tổ chức và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thật sự ổn định, chưa thể xác định mục tiêu, phương hướng cụ thể, dẫn đến tâm lý người lao động tại các doanh nghiệp dao động, trông chờ vào hình thức sản xuất kinh doanh mới của doanh nghiệp. 

Cùng với việc cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp, việc giải thể các lâm trường làm ăn thua lỗ đã ngừng hoạt động cũng đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, theo quy định của Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư lại không có hình thức phá sản công ty nông, lâm nghiệp. 

Hiện nay, một số công ty phải giải thể đủ điều kiện phá sản nhưng không thực hiện được vì các khoản công nợ của các công ty này lớn, chủ sở hữu không có khả năng giải quyết. Nếu thực hiện giải thể cần có cơ chế xử lý nợ để giảm gánh nặng cho địa phương. 

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc như trên, tỉnh đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục xem xét bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan đến lĩnh vực xử lý tài chính khi tiến hành giải thể các công ty nông, lâm nghiệp, các lâm trường. 

Về mô hình sắp xếp đề nghị Chính phủ cho phép các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện cổ phần hóa theo phương án Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối và vẫn có nhà đầu tư chiến lược tham gia. 
Văn Thông

Tags Yên Bái lâm trường ban quản lý rừng phòng hộ cổ phần hóa công ty lâm nghiệp công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp

Các tin khác

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 tiếp tục tạo điều kiện bê tông hóa các tuyến giao thông liên xã, liên thôn, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh.

Sửa chữa mặt cầu Yên Bái trong thời gian từ 0 giờ, ngày 21/7 đến hết ngày 4/10/2019.

Thực hiện Quyết định số 5456/QĐ-TCĐBVN ngày 27/12/2018 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình: sửa chữa mặt cầu Yên Bái Km280+500/QL 37, tỉnh Yên Bái, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái tổ chức sửa chữa mặt cầu Yên Bái trong thời gian từ 0 giờ, ngày 21/7 đến hết ngày 4/10/2019.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy cùng lãnh đạo các sở, ngành kiểm tra hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái.

Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và các nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển rõ nét, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, bình quân giai đoạn 2011 - 2018 đạt 5,87%, phấn đấu 2 năm 2019 và 2020 tăng trên 7%.

Quang cảnh Hội nghị

Chiều 9/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục