Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I: Chủ động ứng phó trước mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/7/2019 | 11:13:32 AM

YênBái - Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I được giao quản lý hệ thống giao thông khu vực phía Tây của tỉnh gồm các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ với tổng chiều dài 307km; trong đó, quốc lộ 37 là 41km, quốc lộ 32 là 175km và các tuyến tỉnh lộ là 91km.

Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I huy động máy móc hót gạt khắc phục sự cố sạt lở ta luy dương trên quốc lộ 32.
Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I huy động máy móc hót gạt khắc phục sự cố sạt lở ta luy dương trên quốc lộ 32.

Từ đầu năm đến nay, mặc dù tình hình thiên tai diễn biến phức tạp nhưng nhờ chủ động các giải pháp, phương án xử lý nên các tuyến đường do Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I được giao quản lý không xảy ra ách tắc giao thông kéo dài. Tại tuyến quốc lộ 32, các công nhân của Đội Quản lý số 4, thuộc Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để thi công, kè rọ thép khắc phục sự cố sạt lở ta luy âm tại Km 248 + 500. 

Được biết, Đội Quản lý số 4 hiện đang quản lý 54km đường quốc lộ từ Km 224 đến Km 278 với địa hình đồi núi, độ dốc cao, nhiều ta luy, địa chất không ổn định nên thường xuyên bị sạt lở khi thời tiết mưa to kéo dài. 

Theo thống kê, thời gian qua, trên tuyến này có đến 12 điểm có nguy cơ sạt lở cao. Để không xảy ra ách tắc giao thông do sạt lở đường, Công ty còn xây dựng các phương án xử lý khắc phục, bố trí 2 máy xúc túc trực 24/24h trong thời điểm mùa mưa, tiến hành sửa chữa những điểm sạt lở ta luy âm trên tuyến quốc lộ 32C và các biển báo giao thông nhằm bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện qua lại trong mùa mưa lũ. 

Ông Phạm Hữu Hà - Đội trưởng Đội Quản lý số 4 cho biết: "Đội 4 được Công ty giao phụ trách trên toàn bộ tuyến trong mùa mưa bão. Do vậy, trước mùa mưa bão, Đội đã khơi thông cống rãnh trên tuyến, bổ sung kè, cống tại những điểm xung yếu đồng thời điều động máy móc ứng trực, sẵn sàng ứng phó khi mưa lũ xảy ra. Đơn cử như tại Km 265, bố trí 2 máy xúc khi nơi đây hay xảy ra sạt lở ta luy dương cũng như nhiều điểm có nguy cơ sạt lở ta luy âm. Cùng với đó, đơn vị cũng chuẩn bị rọ thép tại Km 258 tại khu nhà quản lý trên đèo Khau Phạ”.

Cùng với các dự án bảo đảm giao thông trên tuyến quốc lộ, tại các tuyến tỉnh lộ, Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I cũng triển khai nhiều giải pháp bảo đảm giao thông, nhất là tại tỉnh lộ 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu). 

Đây là tuyến đường thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá vào mùa mưa. Thời gian qua, cùng với việc Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng, Công ty đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp mặt đường, làm cầu cống và xử lý các điểm sạt lở. Vì vậy, công tác bảo đảm giao thông trên tuyến đường cơ bản được bảo đảm. 

Tuy nhiên, do tình hình thời tiết cực đoan cùng với địa hình, địa chất phức tạp, nguy cơ sạt lở đường vẫn còn xảy ra nên Công ty đã tiến hành sửa chữa đường trước mùa mưa và sẵn sàng các phương án ứng phó. 

Hiện nay, Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I được giao quản lý hệ thống giao thông khu vực phía Tây của tỉnh gồm các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ với tổng chiều dài 307km; trong đó, quốc lộ 37 là 41km, quốc lộ 32 là 175km và các tuyến tỉnh lộ là 91km. 

Ông Nguyễn Văn Hoàn - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I cho biết: "Ngay từ đầu năm, Công ty đã có phương án cho các đội quản lý đi kiểm tra tất cả hệ thống cầu, cống, nạo vét mương rãnh để dòng chảy được thông suốt. Đơn vị chuẩn bị các vật tư, máy móc, thiết bị tại một số vị trí xung yếu trên quốc lộ 32, tỉnh lộ 174... khi có mưa bão xảy ra thường xuyên kiểm tra để có phương án khắc phục nhanh nhất”. 

Có thể nói, xác định được các điểm sạt lở, đưa ra phương án xử lý, Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I đang chủ động và quyết tâm để nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa lũ, nhanh chóng khôi phục giao thông, bảo đảm an toàn cho người dân, phương tiện lưu thông khi có mưa lũ xảy ra.

Hùng Cường 

Các tin khác
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 7/2019, cả nước có 12.352 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 139.200 tỷ đồng. Tổng số lao động đăng ký là 94.925 lao động.

Vốn góp mua cổ phần của các doanh nghiệp ngoại tăng tới 78% trong 7 tháng đầu năm nay.

Năm 2019: Cơ bản hoàn thành áp dụng hóa đơn điện tử tại các thành phố lớn. ( (Ảnh minh họa)

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu trong 6 tháng cuối năm 2019, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường công tác quản lý thuế, mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, cơ bản hoàn thành trong năm 2019 ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.

Lãnh đạo xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên trao đổi với nông dân về phát triển cây quế.

Huyện Văn Yên có trên 134 nghìn người, gồm 12 dân tộc, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 48% dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục