Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên: Điểm tựa của hộ nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/8/2019 | 11:11:43 AM

YênBái - Đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã có 14 chương trình cho vay phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng dư nợ đến 30/6/2019 là 483.754 triệu đồng và trên 13.234 khách hàng còn dư nợ.

Cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên giao dịch với khách hàng tại xã Khánh Thiện.
Cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên giao dịch với khách hàng tại xã Khánh Thiện.

Cuộc sống vợ chồng chị Nguyễn Thị Thủy ở tổ 1, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên từ năm 2015 trở về trước gặp nhiều khó khăn sau nhiều năm xa quê mưu sinh. Đầu năm 2015 chị về quê lập nghiệp với số vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện cùng với 2 ha đất rừng với mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gà, vịt.

Phát huy hiệu quả từ nguồn vốn ưu đãi, hiện gia đình chị Thủy có 2 ha rừng đang sinh trưởng tốt, cuộc sống từng bước được cải thiện. "Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đã tạo điều kiện cho tôi có việc làm, thu nhập ổn định, các con được ăn học chu đáo” - chị Thủy chia sẻ. 

Cũng như chị Thủy, gia đình anh Hoàng Văn Đồng ở thôn Cát, xã Tân Lập là hộ nghèo và năm 2017 được NHCSXH huyện cho vay trên 50 triệu đồng để chăn nuôi, trồng rừng. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, sau 3 năm, từ 1 con trâu đến nay anh đã nhân đàn được 4 con; 2 ha rừng trồng cũng phát triển tốt. 

Anh Đồng cho biết: "Nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi thì gia đình tôi không biết bao giờ mới xóa được nghèo. Nhờ chú trọng vào chăn nuôi, trồng rừng không những gia đình đã trả lãi đúng kỳ hạn mà còn làm được căn nhà sàn khang trang”.

Để thực sự là điểm tựa cho hộ nghèo, thời gian qua, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên luôn làm tốt công tác thông tin tuyên truyền nhằm từng bước nâng cao ý thức của người dân trong chấp hành đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia vay vốn; thực hiện nghiêm túc lịch giao dịch, quy trình giao dịch tại xã theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên; tập trung đẩy mạnh phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội triển khai thực hiện tốt các chính sách mới của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách đến người dân và hộ vay vốn. 

Nhờ vậy, đến nay Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên đã có 14 chương trình cho vay phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng dư nợ đến 30/6/2019 là 483.754 triệu đồng và trên 13.234 khách hàng còn dư nợ. 

Doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2019 là 82.702 triệu đồng với 2.116 lượt khách hàng được tiếp cận vốn; trong đó, hộ nghèo 582 lượt hộ với số tiền 25.564 triệu đồng; hộ cận nghèo 321 lượt hộ với số tiền 14.780 triệu đồng. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường cho vay được 514 lượt hộ với 1.028 công trình và số tiền 10.176 triệu đồng... 

Ông Dương Quốc Tuấn - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên cho biết: "Để các chương trình tín dụng chính sách xã hội thực sự có hiệu quả, giúp các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác cải thiện cuộc sống, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái, Phòng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể nhận ủy thác làm tốt công tác quản lý nguồn vốn, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay”. 

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, thông qua các tổ chức hội, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên đã giúp hàng chục ngàn lượt hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận vay vốn; trong đó, có trên 6.000 hộ thoát nghèo, giúp gần 1.000 lượt người lao động có thêm việc làm mới; hỗ trợ làm được hơn 1.300 nhà ở cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Phát huy những kết quả đã đạt được, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên tiếp tục tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tham mưu giúp UBND huyện chuyển nguồn ngân sách của huyện ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với số tiền 1.859 triệu đồng.

Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, chủ động xử lý nợ đến hạn, thu hồi vốn cho vay quay vòng kịp thời, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện định mức an toàn chi trả; thực hiện chỉ tiêu huy động tiền gửi tổ chức, dân cư; tiền gửi tại điểm giao dịch, tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn theo tiến độ; tham mưu làm tốt việc tuyên truyền, phổ biến về chương trình cho vay nhà ở xã hội, lựa chọn, bình xét cho vay đúng đối tượng, đảm bảo công bằng, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng khiếu nại, thắc mắc... 

Văn Tuấn

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC sáng nay tăng vài trăm nghìn đồng một lượng.

Mỗi lượng vàng tăng 450.000 – 750.000 đồng tùy nơi, theo đà đi lên của thị trường thế giới.

Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương vừa ban hành Dự thảo Thông tư Made in Vietnam, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến.

Người dân và doanh nghiệp đến giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.

Đến đầu tháng 7/2019, tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM), các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 22.222 tỷ đồng, tăng hơn 7,8% so với đầu năm. Đây là mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 và tăng cao hơn mức tăng bình quân chung của ngành ngân hàng cả nước.

Chị Nông Thị Hoàn, xã Cảm Nhân trồng thử nghiệm thanh long ruột tím hồng để góp phần đa dạng sản phẩm thanh long tại địa phương.

Ở Yên BÌnh, đã có nhiều mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ sự hỗ trợ nhiều mặt của hội nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục