Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/8/2019 | 9:02:59 AM

Trong 7 tháng qua, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 32,5 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam xuất siêu 1,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019.
Việt Nam xuất siêu 1,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019.

Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, tháng 7/2019, Việt Nam xuất siêu khoảng 200 triệu USD. Tính chung 7 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 1,8 tỷ USD, thấp hơn con số của cùng kỳ năm ngoái (2,6 tỷ USD).Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,6 tỷ USD.

Tổng cục Thống kê cho hay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2019 ước tính đạt 288,47 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu đạt 145,13 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng ước tính xuất siêu 1,8 tỷ USD.

Trong 7 tháng qua, có 24 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (4 mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm 51,6%). Đáng chú ý, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt27,3 tỷ USD, chiếm 18,8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 7 tháng năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 32,5 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU (24,3 tỷ USD), Trung Quốc (20 tỷ USD),ASEAN (15,2 tỷ USD), Hàn Quốc (10,7 tỷ USD)...

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7/2019 ước tính đạt 22,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với tháng trước.Tính chung 7 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 143,34 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 60,83 tỷ USD, tăng 12,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,51 tỷ USD, tăng 5,3%.

Trong 7 tháng có 28 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 85,8% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt giá trị trên 20 tỷ USD, chiếm 34,2%).

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 42 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc (26,6 tỷ USD), ASEAN (18,8 tỷ USD), Nhật Bản (10,5 tỷ USD), EU (8,29 tỷ USD), Mỹ (8,27 tỷ USD)...

(Theo doanhnghiepvn.vn)

Các tin khác
Nguồn cung thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi khiến giá lợn tại các tỉnh miền Bắc đang có chiều hướng tăng mạnh

Quyết hủy mua thịt lợn của Mỹ, đàn lợn trong nước bị tiêu hủy khoảng 200 triệu con do dịch tả lợn châu Phi, thương lái cho biết, Trung Quốc “đói hàng” nên thịt lợn của Việt Nam lại được gom mua xuất sang thị trường 1,4 tỷ dân này.

Nhiều điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ trong thời gian qua, như trong ngành xuất khẩu gạo.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bổ sung thẩm quyền ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, nếu được giao trong luật…

Ảnh minh họa.

Dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay đường sắt sẽ chạy thêm hơn 50 chuyến tàu trên các tuyến để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Nhiều trường học trên địa bàn các xã ở thành phố Yên Bái được xây dựng khang trang.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo vùng nông thôn của thành phố Yên Bái đã có nhiều khởi sắc. Có được kết quả đó là nhờ cả hệ thống chính trị đồng thuận, tập trung quyết liệt trong tổ chức thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục