Bản Mù hôm nay

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/8/2019 | 11:12:06 AM

YênBái - Bản Mù là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, 100 % dân số là đồng bào dân tộc Mông: Cách đây hơn chục năm, trên mảnh đất này, đường giao thông nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

Người Mông xã Bản Mù trồng cây sơn tra.
Người Mông xã Bản Mù trồng cây sơn tra.

Những năm qua, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, trục đường chính 10km từ trung tâm huyện lỵ về xã đã được kiên cố hóa, mỗi thôn cũng bê tông hóa từ 2 đến 3km đường giao thông nội thôn. Giao thông thuận lợi, phần lớn người dân nơi đây đã biết sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại và chở hàng nông sản thay cho trâu và ngựa. Điện, đường, trường, trạm trên địa bàn xã cũng đã được đầu tư xây dựng khang trang. Các thôn, bản đều có lớp học cho con em đồng bào. Trung tâm xã và các thôn Khấu Ly, Mù Thấp, Mù Cao… đã có điện quốc gia thắp sáng. 

Ông Giàng A Phong - Bí thư Đảng ủy xã Bản Mù cho biết: "Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô hàng hóa; tích cực xây dựng nếp sống văn hóa. Đảng ủy, chính quyền xã đã phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thôn, bản; thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống nhân dân…”. 

Thực hiện chủ trương của Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhân dân xã Bản Mù đã tích cực lao động, sản xuất, thực hiện tăng diện tích gieo cấy lúa chiêm xuân, ngô hè thu và gieo cấy 2 vụ/năm, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Để kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển, xã khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ cây, con giống cho những hộ còn khó khăn. 

Ngoài ra, xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất cây trồng, chế biến, bảo quản và trao đổi kinh nghiệm đưa hàng nông sản ra thị trường tiêu thụ cho người dân. Từ đó, nhiều hộ dân không những vươn lên thoát nghèo mà còn làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương như gia đình các ông: Giàng A Sáu, Giàng A Hồ ở thôn Khấu Ly; Sùng Vảng Thào, Hờ Bua Su ở thôn Háng Chi Mua; Sùng Giống Dê, Giàng Nủ Dơ ở thôn Tà Ghênh… 

 Để cây trồng phát triển tốt, năng suất cao, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền của xây dựng kênh mương dẫn nước về đồng ruộng. 

Đến nay, toàn xã đã có 58 công trình thủy lợi, đảm bảo có đủ nước phục vụ tưới tiêu cho cây trồng và sinh hoạt hàng ngày cho các hộ dân. Với sự nỗ lực không ngừng của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân, diện tích đất sản xuất của toàn xã cũng được tăng lên. Tổng diện tích cây lương thực của xã năm 2018 là 893 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt gần 3.277 tấn, đều tăng so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2019, xã Bản Mù đã gieo cấy 326,5 ha lúa xuân và gieo trồng 170 ha ngô xuân, tăng 28,5 ha so với năm 2018. Sản lượng lương thực bình quân đầu người của xã cũng tăng dần, nếu năm 2017 là 556,2 kg/người/năm thì hết năm 2018 là 606,9 kg/người/năm. 

Đi đôi với việc sản xuất cây trồng, nhân dân xã Bản Mù còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và tích cực sản xuất cây lâm nghiệp. Năm 2017, người dân Bản Mù đã trồng mới 90 ha cây sơn tra dưới tán rừng tự nhiên tại thôn Khấu Ly. Năm 2018, xã tiếp tục vận động nhân dân tham gia trồng 50 ha cây sơn tra dưới tán rừng tự nhiên tại thôn Mù Thấp. Cùng đó, xã còn làm tốt công tác quản lý, bảo vệ trên 6.126 ha rừng trồng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên… 

Ông Giàng A Hềnh - thôn Khấu Ly cho hay: "Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy, chính quyền xã, người dân chúng tôi đã đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, hầu hết bà con ở đây không còn đói giáp hạt như trước nữa mà có đủ cơm ăn, áo mặc, trẻ nhỏ được cắp sách đến trường…, phấn khởi lắm!”.

Thời gian tới, xã Bản Mù tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo đà giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững. Xã phấn đấu hết năm nay sẽ giúp đỡ 78 hộ thoát nghèo.

Sùng A Hồng

Tags Ban Mù Trạm Tấu đồng bào Mông chương trình dự án giảm nghèo

Các tin khác

Sự phát triển của mô hình kinh tế tập thể mà nòng cốt là phát triển hình thức hợp tác xã chiếm giữ vai trò tích cực trong phát triển kinh tế của thành phố.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh được xóa khoản nợ thuế với khoản nợ dưới 5 tỷ đồng.

Luật Quản lý thuế sửa đổi đã bổ sung quy định về khoanh tiền thuế nợ, và đây là nội dung mới so với Luật Quản lý thuế cũ.

Ảnh minh họa

Chính phủ ban hành Danh mục 24 quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn và Liên minh Hợp tác xã Yên Bái thăm mô hình thảo dược của Hợp tác xã Lũng Lô.

Trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe của con người, cây dược liệu luôn đóng vai trò quan trọng, là nguồn nguyên liệu chính bào chế ra hầu hết các loại thuốc. Tuy nhiên, cây dược liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt. Để dược liệu trở thành cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, huyện Văn Chấn đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân phát triển các mô hình trồng cây thảo dược.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục