Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Campuchia, Lào, giảm mua từ Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/9/2019 | 5:06:00 PM

Trung Quốc giảm nhập khẩu sắn, các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, trong khi đó, tăng nhập khẩu sắn từ Campuchia và Lào. Đồng thời tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt sản phẩm sắn của Việt Nam khiến xuất khẩu sắn sang Trung Quốc gặp khó khăn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 8 ước đạt 205 nghìn tấn với giá trị đạt 81 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,6 triệu tấn (608 triệu USD), theo đó, giảm 6,7% về khối lượng và giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu sang các thị trường hầu hết đều suy giảm, ngoại trừ thị trường Hàn Quốc tăng 9% so với cùng kì năm 2018.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019, chiếm tới 88,5% giá trị xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam.

Xuất khẩu sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 1,2 tỷ USD tương đương 466,3 nghìn tấn, giảm 4,1%về khối lượng và giảm 9,6% về giá trị so với cùng kì năm 2018.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm vì Trung Quốc tăng cường nhập khẩu từ Lào và Campuchia.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng sắn và sản phẩm từ sắn Trung Quốc nhập khẩu từ Campuchia tăng 74,5% và Lào tăng 246,6% so với cùng kì năm trước.

Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo các tháng cuối năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước Thái Lan, Campuchia và Lào.

Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sẽ có dấu hiệu khởi sắc trở lại do: Nguồn cung sắn và sản phẩm từ sắn trở nên khan hiếm hơn vì sản lượng sắn tại Tây Nguyên giảm mạnh do khô hạn và dịch bệnh, ước giảm tới 50%, hạn hán và dịch bệnh cũng dự kiến làm giảm 20% sản lượng của Thái Lan trong niên vụ 2019 – 2020.

Bên cạnh đó, sản lượng sắn của Campuchia dự báo niên vụ 2019-2020 cũng tiếp tục giảm thêm 20%. Trong khi đó, tồn kho tại các doanh nghiệp của Trung Quốc gần như bằng không và nhập khẩu cồn từ Mỹ giảm do thuế nhập khẩu cao (45%).

Không chỉ mặt hàng sắn, trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc cũng gặp khó khăn do nhu cầu nhập khẩu Trung Quốc không ổn định, kiểm soát chặt chẽ vận chuyển qua lại cửa khẩu vào Trung Quốc đã làm cho đầu ra của trái cây bấp bênh. Cụ thể, ở thời điểm này, tại Tiền Giang dưa hấu chỉ ở mức hơn 6.000 đồng/kg, giảm 50% so với tháng trước; dừa xiêm từ 90.000 đồng/chục, giảm xuống còn 40.000 đồng/chục; thanh long ruột trắng giá còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, giảm 50% so tháng trước.

(Theo infonet.vn)

Các tin khác
Ảnh: Minh họa

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN đang triển khai cung cấp dịch vụ điện theo hình thức giao dịch điện tử trên diện rộng tiến tới áp dụng trên phạm vi cả nước trong tháng 11/2019.

Ngày 5/9, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tham quan, kiểm tra mô số mô hình kinh tế nông nghiệp tại xã Đông An, huyện Văn Yên.

Sắt thép đã lọt vào danh sách sản phẩm xuất khẩu tỷ USD. (Ảnh minh hoạ)

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép trong 7 tháng năm 2019 đã đạt tỷ 1,93 tỷ USD, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam.

Mở đường bay sang Mỹ phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt phải tính toán về mặt thương mại. (Ảnh minh hoạ)

Với giấy phép vận chuyển vừa được Bộ Giao thông vận tải Mỹ cấp, Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam nhận được giấy phép này và đây là một trong những bước quan trọng để hãng mở đường bay sang Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục