Quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/9/2019 | 2:18:50 PM

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.

Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp để kết luận những vấn đề về chuyên môn văn hóa đối với sản phẩm văn hóa (trừ di vật, cổ vật và lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan) theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định tư pháp.

Theo đó, quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm bao gồm: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định; chuẩn bị thực hiện giám định; thực hiện giám định; kết luận giám định; bàn giao kết luận giám định; lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định.

Thông tư nêu rõ: Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.

Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan. 

Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp. Tổ chức giám định tư pháp tiến hành giám định tư pháp đối với đối tượng giám định bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 3 người trở lên. Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.

Thực hiện giám định, người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định (sản phẩm văn hóa) và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa và xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.

Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.

Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.

Căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có), quy định của pháp luật có liên quan hoặc các chuẩn mực chung về văn hóa, người giám định tư pháp kết luận về đối tượng giám định.

Khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2019.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Cơ sở sản xuất, sang chiết dầu DO lậu.

Từ năm 2018 đến nay, đường dây này đã sản xuất, mua bán dầu DO giả tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận với số lượng trên 300.000 lít.

Tính đến thời điểm hiện tại, 100% các địa phương trên địa bàn huyện Trấn Yên đã mắc dịch tả lợn châu Phi, dự ước sẽ gây thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng. Để bù đắp sản lượng, giá trị do dịch tả, huyện Trấn Yên đã vận động người dân đầu tư chăm sóc những cây, con thế mạnh để giữ vững tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Chăm sóc rau hữu cơ tại trang trại Hoa Viên, xã Yên Trung (huyện Thạch Thất).

Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã xây dựng thành công mô hình nông nghiệp hữu cơ, với không ít mặt hàng được người tiêu dùng đón nhận và xuất khẩu tới một số nước.

Hầm Hải Vân dài 12 km, hầm đường bộ dài nhất Việt Nam.

Trạm thu phí Bắc Hải Vân sẽ thu phí từ 27/9, mức thấp nhất là 70.000 đồng, cao nhất 240.000 đồng để hoàn vốn cho 2 dự án hầm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục