Những thương binh giàu nghị lực

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/9/2019 | 11:10:48 AM

YênBái - Vượt qua nỗi đau thương tật của chiến tranh để lại, những thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Trấn Yên vẫn hàng ngày, hàng giờ đem công sức xây dựng đời sống mới, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, góp sức xây dựng quê hương.

Từ trồng dâu nuôi tằm, gia đình ông Vũ Quang Trung có nguồn thu nhập ổn định đạt trên 70 triệu đồng/năm.
Từ trồng dâu nuôi tằm, gia đình ông Vũ Quang Trung có nguồn thu nhập ổn định đạt trên 70 triệu đồng/năm.

Là thương binh hạng 2/4, mất tới 71% sức khỏe và cũng không thể đi lại bình thường trên đôi chân của mình nhưng ông Bùi Minh Tân - sinh năm 1962 ở thôn Phú Lan, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên vẫn nỗ lực cùng gia đình tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế từ chăn nuôi, trồng trọt, phấn đấu thoát nghèo. Ông Tân cùng vợ con san tạo, mở rộng quy mô xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, kết hợp trồng quế và một số loại cây ăn quả. 

Ngoài ra, ông Tân còn đăng ký làm đại lý vé xổ số kiến thiết cho Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Yên Bái từ năm 2001. Tích cực lao động phát triển kinh tế, đến nay, thu nhập của gia đình ông Tân bình quân đạt trên 100 triệu đồng/năm. Ông đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố và có điều kiện nuôi dạy 2 con ăn học, trưởng thành. 

Trong cuộc sống, ông tích cực tham gia nhiều hoạt động tại địa phương, được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh và đảm nhiệm vai trò Bí thư Chi bộ thôn Phú Lan từ năm 2009 đến nay. 

Chia sẻ kinh nghiệm vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, ông Tân bộc bạch: "Bí quyết giản dị của tôi là vượt lên chính bản thân mình, bằng nghị lực và lòng quyết tâm của một người lính”. 

Từng tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Vũ Quang Trung ở thôn Thắng Lợi, xã Y Can xuất ngũ năm 1981 và là thương binh hạng 3/4 với tỷ lệ thương tật 41%. Trở về quê hương, ông Trung bươn trải đủ nghề để mưu sinh. Nhiều năm tích cực lao động phát triển kinh tế từ chăn nuôi, trồng trọt song cuộc sống gia đình ông vẫn gặp muôn vàn khó khăn. 

Sau thời gian tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và thấy được hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình trồng dâu nuôi tằm tại một số xã trên địa bàn huyện Trấn Yên, năm 2005, ông Trung vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và chuyển đổi diện tích đất trồng ngô, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. 

Cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm tại huyện, xã, đến nay, gia đình ông Trung có nguồn thu nhập ổn định đạt trên 70 triệu đồng/năm. 

Năm 2018, từ nguồn tích cóp và được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình ông Trung xây được căn nhà khang trang. Ông Vũ Quang Trung luôn là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua "CCB gương mẫu” tại địa phương.

Ông Đặng Minh Nhàn - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Trấn Yên cho biết: "Toàn huyện Trấn Yên có trên 4.600 hội viên Hội CCB, trong đó có khoảng hơn 160 thương, bệnh binh và 140 nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Bằng nghị lực của mình, các thương, bệnh binh trên địa bàn huyện luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động, đặc biệt là phát triển kinh tế gia đình. Để hỗ trợ các hội viên, đặc biệt là các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách vay vốn, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, Hội ký kết nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và đã phát huy hiệu quả. Hiện, trên 600 hội viên CCB trong huyện được vay vốn phát triển kinh tế với tổng dư nợ trên 83 tỷ đồng. Đặc biệt, Hội CCB huyện đã phát động xây dựng Quỹ Đồng đội được trên 200 triệu đồng, giúp đỡ các gia đình hội viên không may gặp khó khăn, hoạn nạn”. 

Thương binh Bùi Minh Tân và Vũ Quang Trung chỉ là 2 trong số hàng nghìn thương, bệnh binh đã và đang nỗ lực vượt khó vươn lên để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu cho bản thân và đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương. Những thành công của họ hôm nay thể hiện ý chí, nghị lực của những thương binh "tàn nhưng không phế”.

Vũ Đồng

Các tin khác
Alibaba đưa khách hàng tham quan dự án Venice City

Ba anh em ông Nguyễn Thái Luyện và vợ trực tiếp đứng tên tổng giám đốc sáu công ty từ thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Đồng Nai, Bà Rị-VŨng Tàu đến Đà Nẵng.

Những điều khoản khắt khe về chất lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ là thách thức lớn với DN Việt khi EVFTA được thực thi.

Hiệp định EVFTA mang đến nhiều cơ hội cho DN Việt Nam, tuy nhiên, những điều khoản khắt khe về chất lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ là thách thức lớn.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), sau 4 năm thực hiện Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, hiện có khoảng 1.800 doanh nghiệp (DN) làm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 300 DN của Việt Nam, còn lại là các DN theo chuỗi.

Petrolimex Yên Bái hiện đại hóa hệ thống cửa hàng xăng, dầu quy chuẩn.

Công ty Xăng dầu (Petrolimex) Yên Bái đã hoàn thiện cơ chế, chính sách bán hàng, chủ động xúc tiến tìm kiếm, quan tâm, nắm bắt nhu cầu khách hàng, diễn biến thị trường để đưa ra các chính sách bán hàng hiệu quả nhất; giữ ổn định tất cả các phương thức bán hàng, nâng cao các dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ tư vấn tiêu thụ sản phẩm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục