Khởi sắc kinh tế ở Nghĩa Phúc

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/9/2019 | 11:05:08 AM

YênBái - Xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ chủ yếu sống bằng nghề nông, kinh doanh nhỏ lẻ và có 517 hộ, 7 dân tộc sinh sống ở 5 thôn, bản.

Nhân dân xã Nghĩa Phúc vệ sinh đường liên thôn, liên xã.
Nhân dân xã Nghĩa Phúc vệ sinh đường liên thôn, liên xã.

Trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung tay vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, xã đã phát huy tối đa nội lực địa phương, tranh thủ các nguồn đầu tư phát triển để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với XDNTM, góp phần tạo đà cho kinh tế - xã hội địa phương ngày càng khởi sắc. 

Hàng năm, xã định hướng cho người dân phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa bằng việc đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất với các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, thực hiện gieo cấy gần 74 ha lúa xuân, 78 ha lúa mùa. Do thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, coi trọng tu sửa, nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, quan tâm công tác khuyến nông, đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên năng suất lúa trung bình đạt 12 tấn/ha/năm. 

Để tăng diện tích cây vụ 3 trên đất 2 vụ lúa, hàng năm, xã vận động nhân dân đưa vào gieo cấy đạt trên 90% diện tích ruộng 2 vụ; trong đó, ngô trên 50 ha, còn lại là rau màu các loại, nâng giá trị kinh tế trên đất trồng 3 vụ của xã đạt trên 130 triệu đồng/ha/năm. 

Chăn nuôi những năm gần đây có bước phát triển khá mạnh và do chủ động phòng chống dịch bệnh, quản lý chặt chẽ việc mua, bán gia súc, gia cầm, phòng chống đói rét, nên chăn nuôi đã mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Hiện nay, xã có gần 400 con trâu, bò, gần 2.000 con lợn và trên 12.000 con gia cầm các loại. Nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi lợn nái, lợn thịt, gà… tạo việc làm, mang lại thu nhập từ 50 đến trên 100 triệu đồng/năm, đưa giá trị kinh tế từ chăn nuôi của xã đạt trên 6 tỷ đồng/năm. 

Đồng chí Hoàng Văn Duyên - Chủ tịch UBND xã cho biết: những năm gần đây, kinh tế Nghĩa Phúc có nhiều khởi sắc; tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 50%; hộ nghèo giảm xuống còn 8,86% năm. Để phát huy vai trò, hiệu quả lãnh đạo trên các lĩnh vực, xã đã phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, đoàn thể, tạo điều kiện giúp hộ nghèo vay vốn qua hệ thống ngân hàng để phát triển sản xuất; cung ứng phân bón trả chậm; tăng cường chuyển giao khoa học, kỹ thuật… Mọi công việc được triển khai trên tinh thần dân chủ bàn bạc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn… Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 40 triệu đồng/người/năm; không còn nhà dột nát; trên 95% hộ được công nhận gia đình văn hóa.

Thực hiện XDNTM, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã tuyên truyền, phổ biến các nội dung, tiêu chí, nhiệm vụ đến 100% hộ dân qua các buổi họp thôn, xã. Nhờ đó, đã tạo được sự chung sức đồng lòng của nhân dân và sau hơn 8 năm thực hiện XDNTM, tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn đạt trên 83 tỷ đồng; trong đó, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM gần 37 tỷ đồng, vốn lồng ghép trên 23,6 tỷ đồng, vốn Chương trình 135 trên 2,6 tỷ đồng và vốn do nhân dân đóng góp trên 11 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn trên, xã mở mới được trên 4 km đường đất, kiên cố 5,03 km đường bê tông, kiên cố hóa 3.706 m kênh mương nội đồng, xây dựng 5 nhà văn hóa thôn và các điểm thể thao vui chơi giải trí cho người dân… 

Ngoài ra, các tiêu chí khác về cơ sở hạ tầng như: giáo dục, y tế, văn hóa, vệ sinh môi trường… được sửa chữa, xây dựng mới, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo tiêu chí về XDNTM. Với những nỗ lực phấn đấu của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân, đầu tháng 8 vừa qua, Nghĩa Phúc đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Những con đường liên thôn, xã được trải bê tông phẳng rộng, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại khá sôi động… là động lực quan trọng để địa phương tiếp tục phát triển hơn nữa và vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.                                    
Thái Hưng 

Tags Nghĩa Phúc thị xã Nghĩa Lộ nghề nông kinh doanh nhỏ lẻ

Các tin khác
Chị Vũ Thị Hằng ở thôn Đoàn Kết, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên chăm sóc gà.

Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trong tỉnh hứng chịu 2 trận dịch bệnh trên đàn lợn là dịch lở mồm long móng và bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP). Trước tình hình BDTLCP vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, người chăn nuôi chưa thể tái đàn nên đã chủ động chuyển đổi sang các giống vật nuôi khác: gia cầm, gia súc ăn cỏ, phát triển chăn nuôi thủy sản để tăng thu nhập, bù đắp sản lượng thực phẩm thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu, ổn định thị trường.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Văn Tuấn)

Vụ đông năm nay, tỉnh Yên Bái phấn đấu gieo trồng trên 10.000 ha, trong đó, có 7.000 ha trên đất 2 vụ lúa, còn lại là các loại cây trồng như: khoai lang, khoai tây, các loại rau màu có giá trị kinh tế cao…; phấn đấu giá trị sản xuất vụ đông (SXVĐ) đạt trên 300 tỷ đồng. Đây là mục tiêu không quá cao; tuy nhiên, cần có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của nông dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ nông nghiệp.

Chiều 29/9, UBND tỉnh Lạng Sơn và Tập đoàn Đèo Cả đã tổ chức thông xe tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, đoạn tuyến Bắc Giang - Chi Lăng với tổng chiều dài gần 64 km.

Ngày 28-9, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung chín tháng năm 2019, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của chín tháng trong chín năm trở lại đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục