Điều tra bột ngọt nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/11/2019 | 2:54:47 PM

Ngành sản xuất trong nước tố cáo các sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam.

Sản phẩm bột ngọt nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước.
Sản phẩm bột ngọt nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương mới ban hành Quyết định số 3267/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG), đối với một số sản phẩm bột ngọt có mã HS 2922.42.20 có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia.

Vụ việc được khởi xướng điều tra dựa trên Hồ sơ yêu cầu do đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào ngày 19/8/2019.

Theo đó, ngành sản xuất trong nước đã cáo buộc các sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất bột ngọt của Việt Nam.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc bao gồm: Hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc và Indonesia; thiệt hại của ngành sản xuất bột ngọt Việt Nam cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Đồng thời, tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước, đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Do đó, các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

(Theo VOV)

Các tin khác
Giá vàng giảm mạnh.

Giá vàng thế giới giảm mạnh đã khiến giá kim loại quý trong nước giảm tới gần 400.000 đồng/lượng, xuống mức thấp nhất hơn 1 tháng qua.

Hoạt động “Ngày thứ 7 cùng dân” được cán bộ xã Nghĩa Sơn tổ chức thực hiện nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng cây vụ 3.

Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Sơn đã vận động nhân dân tập trung sản xuất vụ 3 trên đất 2 lúa nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế.

Ảnh minh họa.

Việc xây dựng một quy định mới về thuế trên toàn EU dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, khi một số nước thành viên lập luận rằng các chính sách về thuế vẫn chỉ là vấn đề mang tính quốc gia.

Công trình nâng công suất trạm 220 kV Tháp Chàm (tại Ninh Thuận) mới hoàn thành và đưa vào vận hành vào cuối tháng 10/2019

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải theo văn bản 1891/TTg-CN ngày 27/12/2018, EVN đã khẩn trương tổ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án lưới điện truyền tải trên địa bàn Ninh Thuận, Bình Thuận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục