Áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt và khẩn cấp để thực thi CPTPP

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/11/2019 | 10:30:04 AM

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 19 quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bao gồm: biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.

Sản xuất quần jean xuất khẩu.
Sản xuất quần jean xuất khẩu.

Thông tư 19 quy định, Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp khi kết luận của cơ quan điều tra có các nội dung như: có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả của việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế của hàng hóa đó theo hiệp định; ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng…

Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được áp dụng gồm: đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất theo quy định của CPTPP đối với hàng hóa bị điều tra; tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này, hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày CPTPP có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn. 

Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất đối với hàng hóa đó, nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này, hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày CPTPP có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.

Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện CPTPP có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đó. 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh trao Bằng công nhận đạt chuẩn NTM cho Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã Văn Lãng.

Chiều 11/11, UBND huyện Yên Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Yên Bái công nhận xã Văn Lãng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Dự thảo Luật PPP được Quốc hội xem xét theo hướng quy định quy mô tối thiểu của các dự án PPP từ 200 tỷ đồng (Ảnh minh họa).

Hôm nay (11/11), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) lần đầu tiên được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Cơ sở chế biến gỗ bóc của anh Vũ Văn Đô tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng/tháng.

Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã được người dân trồng rừng kinh tế. Toàn xã Lương Thịnh có 96 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng.

Cán bộ, nhân viên VNPT Yên Bái tham gia Lễ ra quân

Sáng 11/11, Trung tâm Kinh doanh VNPT Yên Bái tổ chức Lễ ra quân chương trình “Thắp lửa Chiến binh xanh - suy nghĩ tích cực, hành động quyết liệt” hướng tới mục tiêu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục