Yên Bái gieo “cây mới” trên “đất cũ”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/11/2024 | 7:48:55 AM

YênBái - Nhiều địa phương của Yên Bái đã hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang các mô hình sản xuất tập trung, sản phẩm có giá trị kinh tế cao với các cây ăn quả, rau màu giống mới.

Khoai tây ruột vàng trên đất 2 vụ lúa tại xã Hát Lừu, Trạm Tấu.
Khoai tây ruột vàng trên đất 2 vụ lúa tại xã Hát Lừu, Trạm Tấu.

Đến xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu vào một ngày đầu đông, chúng tôi tới thăm những cánh đồng khoai tây xanh mơn mởn. Nhìn luống khoai tây đang sinh trưởng, phát triển tốt, ông Hoàng Văn Tác ở thôn Hát 1 cho biết: "3 năm trước, gia đình tôi may mắn được tham gia mô hình trồng khoai tây ruột vàng điểm của huyện. Nhà tôi được hỗ trợ giống, phân bón và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. 

Sau 2 vụ, thấy phù hợp với khí hậu lạnh của Trạm Tấu, không mất nhiều công chăm sóc, không sâu bệnh, năng suất cao nên đến năm nay, gia đình tôi đã chuyển đổi 1.700 m2 đất sang trồng khoai tây ruột vàng. Với giá trung bình 20.000 đồng/kg thì vụ này, nhà tôi sẽ thu về khoảng 10 triệu đồng. Khi thu hoạch củ xong, lá cây có thể tận dụng làm thức ăn cho lợn”.

Khoai tây ruột vàng đem lại giá trị kinh tế cao trên đồng đất Hát Lừu, huyện Trạm Tấu. 

Giống gia đình ông Hoàng Văn Tác ở xã Hát Lừu, gia đình bà Nguyễn Thị Chanh ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên được các cấp chính quyền quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm để phát triển kinh tế, thoát nghèo. Bà Chanh tâm sự: "Cách đây 3 năm, nhà tôi được vay vốn để trồng dâu, làm nhà nuôi tằm rộng 150 m2. 

Được hướng dẫn kỹ thuật nên ngay từ vụ đầu tiên, dâu và tằm đều sinh trưởng, phát triển tốt, nhà tôi đã để ra lãi đầu tư cho vụ tiếp theo. Năm thứ 2, gia đình tôi thu được 66 triệu đồng tiền lãi. Sang năm nay, chỉ riêng vụ xuân, nhà tôi đã thu về hơn 30 triệu đồng. Trước kia làm mãi không thoát nghèo, giờ có thu nhập ổn định, có của ăn của để, nhà tôi mừng lắm, cả gia đình thống nhất làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo”.

Không chỉ có gia đình ông Hoàng Văn Tác, bà Nguyễn Thị Chanh, những năm qua, nhiều lượt hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ tiền, cây giống, kỹ thuật để phát triển kinh tế. Tính riêng đợt hỗ trợ giống cây trồng, phân bón thực hiện phục hồi sản xuất sau cơn bão số 3, đến đầu tháng 10/2024, tỉnh Yên Bái đã cấp 47,6 tấn ngô giống, 2,15 tấn hạt rau, 420 nghìn cây dâu, 213 tấn phân bón cho nông dân các địa phương.

Các hoạt động hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ giúp các hộ thoát nghèo mà còn góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Thực tế cho thấy, nhiều địa phương đã hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang các mô hình sản xuất tập trung, sản phẩm có giá trị kinh tế cao như trồng cây ăn quả, rau màu chất lượng. 

Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã và đang xây dựng các chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập. Mặt khác, công tác tuyên truyền, đào tạo nghề cho nông dân cũng được đẩy mạnh, giúp người dân nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 

Đồng thời, các chương trình, dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, kỹ thuật sản xuất được thực hiện kịp thời, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn lực phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng tích cực nhân rộng những mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả, giúp người dân cải thiện cuộc sống.

Những "cây mới” đang từng ngày sinh sôi trên những mảnh "đất cũ” không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân mà còn góp phần tạo dựng một Yên Bái phát triển, giàu mạnh. Từ những nỗ lực nhỏ, những bước đi vững chắc, Yên Bái đang dần khẳng định mình trên bản đồ phát triển nông nghiệp của cả nước với những nông sản chất lượng, giá trị gia tăng cao. 

Thời gian tới, phát huy tối đa tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, Yên Bái sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản gắn với xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Lê Thương

Tags Yên Bái Hát Lừu Trạm Tấu

Các tin khác
Giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng đồng loạt từ chiều 28/11

Sau 3 lần giảm liên tiếp, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng từ 15h00 chiều nay (28/11). Giá xăng E5RON92 tăng 500 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 330 đồng/lít; giá dầu diesel tăng 270 đồng/lít; dầu hỏa tăng 220 đồng/lít, mặt hàng dầu mazut tăng 110 đồng/lít/kg so với kỳ trước (21/11).

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Việt Dũng kiểm tra phương án tuyến dự án đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đoạn  Yên Thế - Cảm Nhân.

Trong giai đoạn 2021- 2024, tỉnh Yên Bái đã bố trí 527 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các tuyến đường tỉnh, sửa chữa, thay thế các cầu yếu, ngầm tràn; bổ sung, thay thế hệ thống biển báo... Bộ Giao thông vận tải cũng bố trí 620 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các đường quốc lộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn

Sáng 28-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Đồng chí Trần Huy Tuấn – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Sáng 28/11, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã chủ trì Hội nghị của UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2024 và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục