Yên Bình xây dựng bản đồ phòng chống cháy rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/11/2019 | 8:12:49 AM

YênBái - Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, trở thành ngành kinh tế chủ lực, huyện Yên Bình đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nghề rừng. Đặc biệt, huyện đã và đang xây dựng bản đồ xác định vị trí có nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng.

Rừng trên đảo hồ Thác Bà tôn lên vẻ đẹp cảnh quan du lịch. (Ảnh minh họa)
Rừng trên đảo hồ Thác Bà tôn lên vẻ đẹp cảnh quan du lịch. (Ảnh minh họa)

Thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, thời gian qua, huyện Yên Bình chỉ đạo các ban, ngành, cơ sở xã, thị trấn lồng ghép các nội dung để phổ biến tuyên truyền các văn bản của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) và bảo vệ rừng (BVR), sửa chữa, kẻ vẽ một số bảng tin tuyên truyền dự báo cấp cháy rừng, xây dựng mới một số bảng tin tuyên truyền BVR. 

Hàng năm, các địa phương đều tổ chức tổng kết công tác PCCCR và BVR; đồng thời, kiện toàn lại và đi vào hoạt động các ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2019 - 2020; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; tổ chức tốt việc thực hiện quy ước trong cộng đồng dân cư, theo dõi cập nhật nhiệt độ, độ ẩm để dự báo PCCCR. 

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đến các cấp, ngành và người dân cùng với phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý, BVR của huyện đã đạt được kết quả tích cực. Tổng diện tích rừng đạt 44.553 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên gần 10.000 ha, còn lại là rừng trồng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 54,7%. 

Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2018 đạt trên 289.871 triệu đồng, trong đó, sản phẩm trồng rừng và chăm sóc rừng đạt 21.097 triệu đồng; khai thác gỗ và lâm sản khác đạt 255.813 triệu đồng; dịch vụ môi trường rừng 7.387 triệu đồng; duy trì tạo việc làm ổn định cho trên 2.500 lao động, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới. Nghề rừng không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái… 

Thực tế cho thấy, huyện Yên Bình đã và đang tiếp tục xác định lấy sản xuất nông, lâm nghiệp làm nền tảng để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội bền vững; chú trọng thực hiện có hiệu quả các đề án, chính sách; tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường gắn với hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của huyện; xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tạo dựng thương hiệu các sản phẩm gắn với đẩy mạnh tìm kiếm thị trường đầu ra rất tốt. 

Có thể khẳng định, sản xuất lâm nghiệp huyện Yên Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm lâm nghiệp còn hạn chế; giá trị sản phẩm chế biến lâm sản chưa cao, đa số là sản phẩm thô và bán thành phẩm; tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường; công tác quản lý BVR, phòng chống cháy rừng tiềm ẩn nhiều bất ổn… 

Để công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngày một hiệu quả, huyện Yên Bình xây dựng bản đồ phòng chống cháy rừng rất cụ thể. Xác định các vùng có nguy cơ cháy rừng ở mức cao gồm các xã: Xuân Long, Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Tích Cốc, Vũ Linh, Vĩnh Kiên và các vùng có khả năng cháy rừng gồm: Đại Đồng, Phú Thịnh, Văn Lãng, Phúc An, Yên Thành, Yên Bình, Bạch Hà, Xuân Lai, Mông Sơn, Cẩm Ân, Tân Nguyên, Bảo Ái, Tân Hương, Mỹ Gia, Phúc Ninh... 

Thời gian có thể xảy ra cháy rừng được tính từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là do nhân dân sử dụng lửa khi đốt nương chủ quan không tuân thủ quy trình PCCCR, do mâu thuẫn cá nhân, do thiếu ý thức dùng lửa trong rừng và ven rừng của một số người dân bất cẩn gây ra cháy...

Việc xây dựng bản đồ phòng chống cháy rừng và bảo vệ phát triển rừng là cần thiết và sẽ góp phần thúc đẩy phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện ngày một bền vững, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. 

Ngọc Trúc

Các tin khác
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Văn Yên kiểm tra việc sử dụng vốn vay chăn nuôi của hộ hội viên phụ nữ.

Đến nay, hàng ngàn đoàn viên, hội viên phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh được vay vốn qua Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên với số tiền gần 495 tỷ đồng, chiếm 99,84% tổng dư nợ của ngân hàng.

Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 25/11, UBND huyện Lục Yên phối hợp Chi cục Phát triển nông thôn- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2019 cho các lãnh đạo các xã, thị trấn, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có sản phẩm tiêu biểu.

Một điểm du lịch cảnh quan và du lịch cộng đồng hấp dẫn dưới chân đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải.

Yên Bái đã xây dựng, hình thành và phát triển 4 vùng du lịch trọng điểm, 5 dòng sản phẩm du lịch

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam

Quy định theo kiểu con gà - quả trứng đã và đang đẩy nhà thầu xây dựng vào thế "con kiến leo cành đa"...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục