Phúc Ninh đổi mới từ những con đường

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/12/2019 | 8:22:59 AM

YênBái - Ông Hoàng Kim Thắng, thôn Na 2, xã Phúc Ninh phấn khởi: Trước đây, nếu như mỗi khối gỗ ở những nơi có con đường thuận tiện bán được 1 - 1,2 triệu đồng thì chúng tôi chỉ bán từ 800.000 - 1 triệu đồng. Nay có con đường thuận tiện, không kể gỗ rừng trồng mà tất cả hàng hóa nông sản đều được giá.

Đường thôn Na 2 dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2019, là con đường cuối cùng được bê tông hóa của xã Phúc Ninh.
Đường thôn Na 2 dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2019, là con đường cuối cùng được bê tông hóa của xã Phúc Ninh.

Xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình có 312 hộ, 1.400 nhân khẩu và 98% là dân tộc Tày, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.


Trước đây, đường xã, liên xã của Phúc Ninh đi lại rất khó khăn do mặt đường xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2016, được sự quan tâm của tỉnh, huyện, Phúc Ninh đã có được con đường mới đi lại thuận tiện. 

Ông Hoàng Kim Thắng, thôn Na 2 phấn khởi: "Trước đây, đường sá đi lại khó khăn, người dân chúng tôi thiệt thòi đủ thứ. Nếu như mỗi khối gỗ ở những nơi có con đường thuận tiện bán được 1 - 1,2 triệu đồng thì chúng tôi chỉ bán từ 800.000 - 1 triệu đồng. Nay có con đường thuận tiện, không kể gỗ rừng trồng mà tất cả hàng hóa nông sản đều được giá. Tôi vừa khai thác đồi cây thu được 150 triệu đồng. Có con đường thuận lợi thế này, năm 2020 tôi lại tiếp tục đầu tư đồi rừng, chăn nuôi để phát triển kinh tế”. 

Chị Hoàng Thị Hiện, thôn Na 1 cũng chia sẻ: "Trước đây, chúng tôi không có chợ, cộng với đường sá đi lại khó khăn nên nông, thủy sản làm ra hầu hết chỉ tự cung, tự cấp. Bây giờ, có được con đường êm thuận, sản phẩm làm ra được tư thương đến tận nơi mua với giá cả cao hơn và ổn định. Đồng thời, đường mới giúp lũ trẻ tự đi học, chúng tôi không phải lo đưa đón”. 

Xác định giao thông đóng vai trò quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nên cấp ủy chính quyền cơ sở đã vận động người dân tham gia hiến đất, góp công làm đường. Đường được mở mang, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Phúc Ninh ngày càng được cải thiện rõ rệt. 

Cùng đó, xã tích cực tuyên truyền, vận động người dân cấy hết diện tích và đẩy mạnh thâm canh; tận dụng diện tích dưới cốt 58 của hồ Thác Bà cấy đúng khung thời vụ, sử dụng cơ cấu giống mới năng suất cao, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. 

Trong chăn nuôi, xã phấn đấu giữ ổn định đàn trâu bò, dê, tăng đàn lợn, gia cầm và đẩy mạnh tuyên truyền để bà con chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Quy hoạch 5 khu vực nuôi cá, trong đó, chú trọng nuôi cá trên các eo ngách hồ và định hướng nuôi những loại cá theo nhu cầu của thị trường. 

Đến nay, đàn gia súc của xã có trên 1.400 con, phát triển 126 lồng cá và sản lượng lợn hơi đạt khoảng 100 tấn, gần 10 tấn gia cầm, trên 590 tấn cá các loại/năm; sản lượng lương thực đạt 350 tấn... đưa mức thu nhập bình quân đầu người của người dân ngày một tăng (năm 2016 đạt 20 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo 19,32% và đến năm 2019, thu nhập bình quân là 25 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 10,2%, toàn xã đã có 57 hộ thoát nghèo năm 2019).

Theo ông Hà Văn Lĩnh - Chủ tịch UBND xã Phúc Ninh: "Con đường đi lại thuận tiện, đã thực sự là nguồn sinh khí mới để chính quyền, người dân Phúc Ninh phấn khởi thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục đoàn kết, thống nhất để phát huy hết những lợi thế của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.

Minh Huyền

Tags Phúc Ninh gỗ rừng trồng gia súc cá lồng đi thuận tiện

Các tin khác

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái triển khai mô hình “Vỗ béo bò thịt trong nông hộ” với sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Mục tiêu của mô hình là thông qua các hộ tham gia sẽ góp phần nhân rộng ra cộng đồng và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành cân nhắc thật kỹ khi làm thêm nhiệt điện than

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành điện phải công khai, minh bạch về giá điện, và truyền thông mạnh mẽ hơn nữa để người dân hiểu vì sao lại có giá điện bậc thang, vì sao tiền điện lại tăng đột biến trong các tháng hè.

Quang cảnh Hội nghị.

Năm 2020, hoạt động xúc tiến thương mại của Yên Bái sẽ chú trọng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của tỉnh cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 của các địa phương sẽ không được vượt quá 20%.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) yêu cầu các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng bảng giá đất cụ thể của từng địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục