Khả năng đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/2/2020 | 8:50:10 AM

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hiện nay, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã cơ bản được kiểm soát tốt, nhiều địa phương đã nuôi tái đàn thành công, khả năng đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn.

Hiện nay, nhiều địa phương đã nuôi tán đàn lợn thành công (Ảnh minh họa)
Hiện nay, nhiều địa phương đã nuôi tán đàn lợn thành công (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT,  lũy kế từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 31/1/2020, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 8.570 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy 5.982.679 con với trọng lượng 341.957 tấn.

Riêng tháng 12/2019, đã buộc phải tiêu hủy 38.172 con, giảm 97% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm, buộc phải tiêu hủy hơn 1,27 triệu con lợn). Tháng 1/2020 buộc phải tiêu hủy 12.037 con (giảm 99% so với tháng 5/2019).

Hiện nay, đã có 8.031 xã (chiếm 93,7% tổng số xã có dịch) thuộc 609 huyện đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ca bệnh mới; 22 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã qua 30 ngày. Cả nước chỉ còn 539 xã  chưa qua 30 ngày. Như vậy, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, nhiều địa phương đã tập trung tái đàn nhanh, hiệu quả.  

Để đảm bảo nguồn cung thịt lợn, Bộ NN&PTNT đã thành lập nhiều đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra tình hình phòng, chống bệnh DTLCP, đồng thời họp nhiều lần với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn bàn các giải pháp bình ổn giá thịt lợn, đặc biệt là trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Mặt khác, hướng dẫn, đôn đốc việc chỉ đạo nuôi tái đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

Kết quả, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã tăng số lượng tổng đàn từ 5 - 15% so với cùng kỳ năm 2018. Nhiều địa phương đã nuôi tái đàn thành công như: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai,... Việc nuôi tái đàn đã cung ứng đủ lượng thịt lợn cho nhu cầu của các địa phương, đồng thời có thể cung cấp cho các địa phương xung quanh.

Cụ thể, theo báo cáo của các địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi, từ tháng 1/2020 đã bắt đầu có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn và sẽ tăng cao từ tháng 2/2019. Khả năng đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn (trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh DTLCP). Hiện nay, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 24 triệu con.

Để tổ chức phòng, chống và kiểm soát tốt DTLCP và đảm bảo nguồn cung thịt lợn, hiện nay, Bộ NN&PTNT đã báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo một số nội dung trọng tâm. Trong đó, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc các Bộ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nguồn hàng thịt lợn với giá hợp lý tại Hoa Kỳ và tại các nước.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ; đồng thời chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện trong việc thông quan hàng thịt lợn nhập khẩu.

Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020 – 2025; Đề án kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng quy định của Luật thú y, nhất là tại cấp cơ sở theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội và Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành. Công tác phòng, chống dịch đang được triển khai tại các địa phương này.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi ngay sau tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống đồng cấy lúa xuân.

Vụ xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh sẽ gieo cấy trên 18.780 ha.

Cán bộ Chi cục Thuế Văn Yên tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Con số hơn 181,4 tỷ đồng tiền thuế thu vào ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019 là minh chứng cho sự nỗ lực của toàn ngành thuế Văn Yên sau chặng đường vượt khó, tạo điểm nhấn mới và là điểm tựa vững chắc cho công tác thu ngân sách năm 2020.

Một mô hình chăn nuôi gia súc của nông dân xã Mồ Dề.

Các mô hình kinh tế của nông dân đã hướng đến việc khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai đồi rừng, về các sản phẩm đặc sản của địa phương như mô hình chăn nuôi dê sinh sản ở Mồ Dề; nuôi lợn bản địa, gà đen giống địa phương ở Nậm Khắt, Chế Tạo; mô hình chăn nuôi gà, vịt đẻ trứng ở Lao Chải....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục