Ưu tiên sử dụng các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng bởi Covid-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/2/2020 | 9:31:25 AM

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương tuyên truyền, động viên công nhân, viên chức, lao động ưu tiên dành một phần kinh phí hợp lý để sử dụng các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.

Thanh long là một trong những mặt hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ do ảnh hưởng bởi Covid-19
Thanh long là một trong những mặt hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ do ảnh hưởng bởi Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), nhiều mặt hàng nông sản như: thanh long, dưa hấu, sầu riêng…gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống một bộ phận nông dân.

Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa giai cấp công nhân và nông dân, góp phần chung tay, chia sẻ với bà con nông dân trong tiêu thụ nông sản, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương tuyên truyền, động viên công nhân, viên chức, lao động ưu tiên dành một phần kinh phí hợp lý để sử dụng các mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhất là các nông sản đang bị tồn dư nhiều để phục vụ cho sinh hoạt gia đình.

Đồng thời, chỉ đạo các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp vận động, thương lượng với người sử dụng lao động ưu tiên sử dụng các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn vào thành phần bữa ăn cho người lao động tại doanh nghiệp; sử dụng nông sản trong các sinh hoạt, hoạt động công đoàn.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khuyến khích, động viên đoàn viên là công nhân, viên chức, lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học, quản lý thị trường, doanh nghiệp ngành nông nghiệp… tiếp tục nghiên cứu, có đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, ban, bộ ngành liên quan có những giải pháp, chiến lược nhằm giải quyết lâu dài, bền vững vấn đề tiêu thụ nông sản, hỗ trợ nông dân và ngành nông nghiệp khi gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch gây ra.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Khách tham quan triển lãm các sản phẩm công nghệ tại Techfest 2019 tại lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2019.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg yêu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Yên Bái.

Năm 2019, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,03%; hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 30/32 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả này, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, nhân dân phải kể đến sự nỗ lực của ngành ngân hàng.

Gia đình ông Nguyễn Bá Sơn, thôn Yên Hòa, xã Yên Hợp thường xuyên phun tiêu độc khử trùng để phòng dịch bệnh cho đàn gà.

Trước diễn biến phức tạp và nguy cơ bùng phát của bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng, dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng và tiêm phòng các loại vắc -xin phòng bệnh.

Người dân Mù Cang Chải chủ động chăm sóc đàn gia súc phòng, chống thời tiết rét đậm, rét hại.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp của đợt không khí lạnh tặng cường, từ ngày 15/2 đến nay, các địa phương trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nhiệt độ xuống thấp, từ 7 - 15 độ C. Để đảm bảo đàn vật nuôi không bị chết rét, mắc dịch bệnh, huyện đang tích cực chỉ đạo các ngành chức năng và có nhiều giải pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục