Liên kết trồng khoai tây ở Minh Quân

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/3/2020 | 1:56:11 PM

YênBái - Vụ đông xuân 2019-2020, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên thử nghiệm trồng cây khoai tây Atlantic theo mô hình liên kết “4 nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước) nhằm mở hướng đi mới và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Thu hoạch khoai tây bằng máy.
Thu hoạch khoai tây bằng máy.

Mô hình liên kết trồng khoai tây được xã Minh Quân hợp tác với Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Minh Quân triển khai tại thôn Tiền Phong, với 86 hộ tham gia sản xuất 13,3 ha trên đất hai vụ lúa. 

Theo các nhà khoa học, giống khoai tây có lợi thế chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, có khả năng kháng bệnh tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương. 

Theo cam kết, các hộ tham gia được Viện Sinh học Nông nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cán bộ kỹ thuật hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, hỗ trợ máy móc thiết bị làm đất; đồng thời, được bao tiêu toàn bộ khoai thương phẩm. 

HTX Dịch vụ Nông nghiệp Minh Quân và Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam sẽ thu mua theo hợp đồng giá cung ứng giống là trên 20.000 đồng/kg giống, đảm bảo giá thu mua củ khoai tây tiêu chuẩn tối thiểu đạt 7.000 đồng/kg. Trong sản xuất nếu gặp rủi ro, sẽ có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân. Ngược lại, nông dân và chính quyền địa phương cũng phải cam kết đồng hành với doanh nghiệp để hướng tới hiệu quả cao nhất. 

Tham gia mô hình trồng khoai tây tại thôn Tiền Phong, ông Phùng Xuân Cường chia sẻ: "Gia đình tôi cũng như các hộ khác tham gia mô hình đều tuân thủ theo đúng nguyên tắc, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây theo hướng dẫn của nhà khoa học. Điều mà nông dân chúng tôi yên tâm, đó là mô hình sản xuất khoai tây đạt năng suất, chất lượng cao, không phải lo lắng đầu ra. Bên cạnh đó, cây khoai tây không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển phong trào sản xuất cây vụ đông”.

Năm đầu triển khai thử nghiệm trồng khoai tây ở Minh Quân đã không đạt được kết quả như mong đợi, do bị ảnh hưởng sương muối, mưa phùn kéo dài trong thời gian trước và sau tết Nguyên đán. 

Ông Lương Văn Hưng - cán bộ kỹ thuật Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: "Để giảm thiểu thiệt hại cho người dân tham gia mô hình, Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam và HTX Dịch vụ Nông nghiệp Minh Quân cùng UBND xã Minh Quân đã tiến hành kiểm tra tình hình thực tế tại địa phương, tìm giải pháp hỗ trợ cho các hộ dân tham gia dự án. 



Khoai tây đủ tiêu chuẩn được đóng bao bán cho doanh nghiệp. 

Bước đầu, sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí cung ứng cây giống, phân bón và ngoài việc thu mua toàn bộ các sản phẩm đạt kích thước tiêu chuẩn cho người dân theo như hợp đồng và giới thiệu cho các doanh nghiệp thu mua toàn bộ số khoai tây còn lại”. Đồng thời, chương trình phối hợp trồng cây khoai tây Atlantic đã được Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp triển khai tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc hơn 10 năm qua. 

Dự kiến, năng suất khoai tây trung bình sẽ đạt khoảng 500kg/sào, đường kính củ từ 4,8cm - 9cm. So với trồng lúa và các cây rau màu khác, giá trị kinh tế tăng gấp 3 lần trở lên trên cùng diện tích đất sử dụng. Mong muốn của Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam là nông dân cùng chia sẻ tiếp tục đồng hành ở vụ năm tới dự kiến sẽ triển khai sớm hơn và thu hoạch vào thời điểm trước tết Nguyên đán.

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quân cho biết: mô hình liên kết trồng khoai tây theo hướng hàng hóa gắn với an toàn lao động giữa người nông dân, chính quyền và các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn được xem là giải pháp nhằm làm tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng. Thời gian tới, địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ tiếp tục thực hiện; qua đó, tạo sự liên kết bền vững trong kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. 

Vũ Đồng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục