Cơ sở sản xuất bánh mỳ, bún, phở ở Yên Bái: Giảm bán buôn, tăng bán lẻ
Cập nhật: Thứ năm, 2/4/2020 | 10:22:43 AM
YênBái - Nhiều cửa hàng bánh mỳ, bún, phở phải dừng hoàn toàn hoạt động giao buôn song số bán lẻ tại tăng do nhu cầu ăn sáng hàng ngày của người dân.
Mỗi bữa sáng trước đây, ông Nguyễn Quang Hinh ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái thoải mái lựa chọn thực đơn ăn sáng cho mình. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, khi mà các cửa hàng ăn sáng như bún, phở, bánh cuốn, xôi… đều đã đóng cửa thì bánh mỳ lại là một trong những bữa sáng tiện lợi nhất với gia đình ông.
Người dân mua bánh mỳ phục vụ bữa ăn sáng hàng ngày.
Là cửa hàng bánh mỳ hoạt động đã nhiều năm nay, mỗi ngày cửa hàng bánh mỳ Nguyễn Minh ở tổ 6, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái sản xuất từ 5 – 6 tạ bột mì nhưng hiện tại thì chỉ phải dùng tới vài chục kg. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên cửa hàng phải dừng hoàn toàn hoạt động giao buôn. Thay vào đó, số lượng khách hàng mua lẻ tại tăng do phục vụ nhu cầu ăn sáng hàng ngày. Đặc biệt, khách tới mua hàng phải thực hiện nghiêm những biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như: đeo khẩu trang, sử dụng nước sản khuẩn…
Cơ sở sản xuất bún, phở của chị Nguyễn Thị An ở tổ 9, phường Minh Tân.
Cùng với cửa hàng bánh mỳ, những cơ sở sản xuất bún, phở cũng duy trì hoạt động mặc dù tình hình kinh doanh cũng không khá hơn là bao. Theo chủ cơ sở sản xuất thì sản lượng bún, phở xuất bán mỗi ngày giảm 1/3 so với trước đây bởi nguyên nhân 100% dịch vụ ăn sáng đã tạm thời đóng cửa do dịch COVID-19. Tuy nhiên do người dân vẫn có nhu cầu nên cơ sở vẫn duy trì sản xuất để giao cho các chợ dân sinh.
Có thể thấy, những tác động tiêu cực do dịch COVID-19 kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng. Chính vì vậy, để "tự cứu” lấy mình thì các hộ kinh doanh cần phải chủ động thay đổi phương thức kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Hi vọng rằng với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng nhiều biện pháp cụ thể trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất, để cuộc sống sinh hoạt của người dân sớm ổn định và trở lại bình thường.
Xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu có trên 99% đồng bào Mông sinh sống. Xã đã tập trung các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang ruộng nước, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất....
Một trong những mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền xã An Thịnh, huyện Văn Yên thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là phát triển, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, coi đây là giải pháp xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi của huyện Lục Yên trong năm 2019 và hơn 2 tháng đầu năm 2020, đến nay, các xã trên địa bàn huyện không phát sinh thêm ổ dịch mới hay tái bùng phát dịch.