Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái giữ ổn định sản xuất trong mùa COVID

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/4/2020 | 5:38:36 PM

YênBái - Thời gian qua, trên 100 cán bộ, công nhân Nhà máy xi măng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã có nhiều cố gắng vừa thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch bệnh vừa ổn định sản xuất đáp ứng nhu cầu xi măng cho ngành xây dựng.


Trong quý I năm nay, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tác động nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như: đơn đặt hàng xuất khẩu các sản phẩm CaCO3 giảm mạnh, cước vận chuyển tăng do các tàu trọng tải lớn ngừng hoạt động, nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm xi măng tăng, thị trường tiêu thụ giảm do tác động của dịch bệnh ảnh hưởng đến ngành xây dựng. 

Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã có nhiều giải pháp vượt qua khó khăn, giữ ổn định sản xuất, việc làm cho cán bộ công nhân.

Trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4, chúng tôi đến tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp ở trong nước và thế giới. Các bộ phận của Công ty từ văn phòng, Nhà máy Xi măng, Nhà máy bột đá CaCO3, mỏ đá Mông Sơn vẫn hoạt động bình thường.

Nhưng khác là tất cả mọi người đến văn phòng Công ty và các nhà máy, mỏ đá Mông Sơn làm việc, liên hệ công tác (từ cán bộ, công nhân, khách hàng, đến lái xe vận chuyển đá, xi măng, than…) đều phải dừng lại trước cổng để đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và qua buồng khử khuẩn mới được vào bên trong làm việc. 

Giám đốc Nhà máy Xi măng Yên Bái Nguyễn Văn Đức cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh Yên Bái về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban Giám đốc Công ty đã chỉ đạo Văn phòng và các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch. 

Đặc biệt, lãnh đạo Công ty đã giao cho Đoàn Thanh niên Công ty nghiên cứu mua vật tư về làm 4 phòng khử khuẩn CloruaminB đặt tại Văn phòng Công ty, Nhà máy Xi măng, Nhà máy bột CaCo3 và mỏ đá Mông Sơn, cùng với nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt… 

Cử cán bộ cùng với bảo vệ trực nghiêm ngặt tại cổng ra vào để đo thân nhiệt, khử khuẩn cho tất cả các đối tượng từ bên ngoài vào Văn phòng Công ty và các đơn vị sản xuất nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh qua tiếp xúc trong quá trình làm việc, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, công nhân yên tâm lao động sản xuất. 

Tại bếp ăn của nhà máy cũng thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng dịch COVID-19. "Sau khi nấu xong bữa ăn, nhà bếp đóng hộp, cử người đưa đến từng bộ phận giao cho công nhân, không ăn theo mâm như trước nữa, chúng tôi sẽ duy trì các biện pháp này tới khi hết dịch…" - Anh Đức nói.



Công tác tuyên truyền về dịch bệnh COVID-19 được đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức.

Nhờ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty vẫn giữ ổn định. Đến ngày 31/3/2020, Công ty vẫn duy trì tổng số lao động là 347 người, riêng Nhà máy Xi măng có trên 100 cán bộ công nhân. 

Anh Vũ Mạnh Lương - công nhân tổ lò - Nhà máy Xi măng Yên Bái trao đổi: "Từ khi có dịch bệnh COVID-19, các tổ chức, đoàn thể của Công ty đã tuyên truyền, phát tờ rơi, các khuyến cáo của Bộ Y tế tới toàn thể cán bộ, công nhân làm việc tại các bộ phận của Công ty. Hàng ngày, khi đến nhà máy, anh, chị em công nhân chúng tôi đều ý thức trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng". 

Được biết, các quy định về phòng chống dịch bệnh đã được phổ biến đến 100% cán bộ công nhân và người lao động tại Nhà máy Xi măng, Văn phòng Công ty, Nhà máy Cacbonat Canxi và Xí nghiệp Khai thác mỏ. Khi vào nhà máy, tất cả phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. 

Lái xe xuất nhập hàng hóa, nguyên liệu vào cổng phải đo thân nhiệt, nhưng vẫn bắt buộc phải ở trên buồng lái cho đến khi ra khỏi khuôn viên nhà máy. 

Cùng với đó, hoạt động giao dịch bán hàng, xuất sản phẩm được nhân viên kho hết sức chú trọng. Các văn bản, tài liệu giấy giảm thiểu nhờ phát huy sự liên thông trên hệ thống quản lý ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin. Việc trả hóa đơn và thông báo phương tiện chở hàng qua cổng nhà máy được thực hiện sáng tạo qua nhóm trên mạng Zalo.



Công nhân nhà máy phải qua buồng khử khuẩn và kiểm tra thân nhiệt trước khi vào ca.



Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng mạng xã hội đã giúp giảm tiếp xúc của nhân viên xuất nhập kho với khách hàng.

Sự quyết liệt của Nhà máy đã giữ ổn định sản xuất, chưa để công nhân phải nghỉ việc hoặc phải ngừng sản xuất; đồng thời đáp ứng cung cấp xi măng cho nhu cầu xây dựng và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong cơn bão dịch đang hoành hành.

Bằng sự nỗ lực của cán bộ, công nhân Công ty, trong 3 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty vẫn giữ ổn định. Đến hết quý I, Công ty sản xuất và tiêu thụ trên 159.565 tấn xi măng và clinke; 24.000 tấn cacbonat canxi thương phẩm, doanh thu đạt 150 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt 7 triệu đồng/tháng. 

Tuy nhiên, so với cùng kỳ, sản xuất của Công ty gặp khó khăn như hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công ty mong muốn sẽ tiếp tục được thực hiện các chính sách hỗ trợ về giãn nộp thuế và bảo hiểm xã hội để giữ ổn định sản xuất, duy trì việc làm ổn định cho người lao động. 


Công nhân dây chuyền đóng bao Nhà máy Xi măng của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Quang Tuấn - Nguyễn Giang

Tags Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ổn định sản xuất mùa COVID

Các tin khác
Giá gas giảm mạnh nhất 9 năm.

Từ 1/4, giá bán lẻ gas trong nước giảm 69.000-71.000 đồng/bình 12 kg, tùy thương hiệu. Giá bán lẻ cao nhất không vượt quá 301.000 đồng/bình 12 kg.

Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang gặp khó vì dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Vì dịch Covid-19 nên khách mua hàng từ Mỹ và EU dừng mua hàng, hủy đơn hàng và giãn đơn hàng khiến các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sụt giảm 80% đơn hàng.

Nhiều cửa hàng bánh mỳ, bún, phở phải dừng hoàn toàn hoạt động giao buôn song số bán lẻ tại tăng do nhu cầu ăn sáng hàng ngày của người dân.

Người dân xã Pá Lau nhận ngô giống hỗ trợ.

Xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu có trên 99% đồng bào Mông sinh sống. Xã đã tập trung các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang ruộng nước, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục