Mù Cang Chải phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/4/2020 | 11:26:58 AM

YênBái - "Khi chưa có hợp tác xã (HTX), hàng năm mỗi héc - ta lúa gia đình tôi thu về 30 triệu đồng, nay HTX thuê 35 triệu đồng/ha/năm, tôi lại được làm công nhân cho HTX mỗi tháng cũng được trả 3- 4 triệu đồng, cuộc sống khá hơn nhiều rồi” - chị Giàng Thị Ca - người lao động HTX Hoa Nậm Khắt, Mù Cang Chải chia sẻ.

Đồng chí Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải (bên trái) kiểm tra mô hình trồng hoa hồng tại HTX Hoa Nậm Khắt.
Đồng chí Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải (bên trái) kiểm tra mô hình trồng hoa hồng tại HTX Hoa Nậm Khắt.

Tháng 2/2019, anh Phạm Quang Thọ ở bản Thái, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sạch T&D chuyên trồng rau và chăn nuôi. Nhờ thành công từ trồng cây sơn tra và nuôi gà đen bản địa của những năm trước đây, cùng với bản tính chịu khó, năng động, sáng tạo, đến nay anh Thọ đã có hơn 2 ha rau sạch, chủ yếu là bắp cải, su hào, súp lơ… kết hợp với chăn nuôi lợn, gà, hàng năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng. 

"Được chính quyền địa phương quan tâm, người dân ủng hộ trong việc cho thuê đất, tôi đã mạnh dạn thành lập HTX để trồng rau và chăn nuôi, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động bản địa mức thu nhập từ 130.000 - 150.000 đồng/ngày/người” - anh Thọ chia sẻ. 

Với hình thức thuê lại đất của người dân, tháng 12/2019, anh Nguyễn Xuân Thiện và các thành viên đã thành lập HTX Hoa Nậm Khắt với tổng diện tích 11 ha, trong đó 8 ha trồng hoa hồng, hoa cúc và 3 ha trồng rau sạch. 

Theo anh Thiện, vùng đất này có khí hậu và thổ nhưỡng hợp với trồng hoa và rau màu, đến nay hơn 332.000 cây hồng mới trồng đều sinh trưởng tốt, dự kiến tháng 7 năm nay sẽ cho thu hoạch lứa hoa đầu tiên. So với trồng lúa, mỗi héc - ta trồng hoa sẽ cho thu nhập cao gấp 30 - 35 lần. Việc trồng hoa đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương có mức thu nhập 3-4 triệu đồng/người/tháng. 

"Khi chưa có HTX, hàng năm mỗi héc - ta lúa gia đình tôi thu về 30 triệu đồng, nay HTX thuê 35 triệu đồng/ha/năm, tôi lại được làm công nhân cho HTX mỗi tháng cũng được trả 3- 4 triệu đồng, cuộc sống khá hơn nhiều rồi” - chị Giàng Thị Ca - người lao động HTX Hoa Nậm Khắt, Mù Cang Chải chia sẻ. 

Là huyện vùng cao, còn gặp nhiều khó khăn, thời gian qua, thực hiện Chương trình hành động 144 và 190 của Tỉnh ủy, huyện Mù Cang Chải đã chủ động gỡ khó, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác. 

Đến nay, toàn huyện có 263 tổ hợp tác, 27 HTX sản xuất, kinh doanh các ngành nghề đa dạng như: vật liệu xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, thương mại, hoạt động dịch vụ, du lịch…  

Đồng chí Vũ Tiến Đức – Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải khẳng định: "Từ khi các HTX và tổ hợp tác đi vào hoạt động đã mang lại nhiều hiệu quả, giúp cho người dân thấy phấn khởi hơn trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, văn hóa xã hội; các tổ hợp tác còn giúp nhau trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển du lịch…”. 

Các HTX và tổ hợp tác ở huyện Mù Cang Chải hầu hết mới trong giai đoạn đầu hoạt động nên còn gặp nhiều khó khăn, bởi quy mô sản xuất nhỏ, năng lực quản lý còn hạn chế. Tuy nhiên, việc nhiều tổ chức, cá nhân mạnh dạn thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác trên địa bàn huyện vùng cao đặc biệt khó khăn đang là tín hiệu khả quan, không những giải quyết đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm cho người lao động mà còn nâng cao nhận thức của nhân dân về kinh tế hợp tác, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển. 

Văn Tuấn

Tags Mù Cang Chải Nậm Khắt hợp tác xã tổ hợp tác gà đen sơn tra

Các tin khác
Do đại dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp lữ hành đã dừng hoạt động.

Không có khách, 6 hộ làm du lịch cộng đồng ở thôn Giàng A, Giàng B và Pang Cáng phải đóng cửa. "Nhà mình vừa đầu tư 500 triệu đồng để làm du lịch giờ cũng để không!” - Phó Chủ tịch UBND xã Suối Giàng - Vàng A Dao cho biết. Trong quý I, lượng khách du lịch đến Yên Bái ước đạt 55.238 lượt, giảm 56,5% so cùng kỳ.

Mặc dù ngành đường sắt có những ưu thế vượt trội so với các loại hình vận tải khác như độ an toàn cao, chi phí giá vé thấp… vận chuyển được các loại hàng hóa đặc biệt..

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) khẳng định, sẽ tiếp tục sắp xếp bộ máy lãnh đạo, tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xóa bỏ tư duy bảo thủ, trì trệ, độc quyền...

Công nhân Công ty TNHH Một thành viên Vạn Khoa Lục Yên sản xuất các sản phẩm đá trắng xuất khẩu.

Quý I/2020, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên đạt trên 596 tỷ đồng. Trong đó, công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 142,85 tỷ đồng; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 102,97 tỷ đồng.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Phạm Trung Lân trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Yên Bái.

Để đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong trường hợp dịch Covid-19 xâm nhập vào địa bàn tỉnh theo kịch bản “Tình huống 2”, “Tình huống 3” theo chỉ đạo của tỉnh, ngành Công Thương Yên Bái đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và có kế hoạch chủ động cho các tình huống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục