Cao Phạ khai thác tiềm năng nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/4/2020 | 11:04:02 AM

YênBái - Xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải chủ yếu người Mông sinh sống và nguồn thu nhập chính dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

Nhân dân xã Cao Phạ khai hoang ruộng bậc thang canh tác lúa nước.
Nhân dân xã Cao Phạ khai hoang ruộng bậc thang canh tác lúa nước.

Do tập quán canh tác lạc hậu, trước đây, nhân dân xã Cao Phạ chỉ sản xuất 1 vụ, thu nhập thấp nên đời sống bà con gặp không ít khó khăn. Để từng bước nâng cao đời sống nhân dân, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, hội phối hợp với các thôn, bản làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu, thực hiện việc sản xuất theo phương thức mới, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 

Trong đó,  tập trung chỉ đạo nhân dân tích cực thâm canh, tăng vụ, khai hoang ruộng bậc thang để tăng diện tích canh tác, xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi, trồng các loại cây dược liệu: thảo quả, sa nhân, sơn tra... kết hợp với trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng khoanh nuôi. Từ các bản gần trung tâm xã như: Tà Chơ, Tà Sùng, Lìm Thái cho đến những bản xa còn nhiều khó khăn: Kháo Nhà, Tà Dông, Lìm Mông… đều hăng hái thi đua sản xuất, phát triển kinh tế. 

Được biết, Đảng ủy, chính quyền xã đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Mù Cang Chải cung ứng đủ các loại cây, con, giống, vật tư nông nghiệp, phân bón… đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất cho nhân dân. 

Nhờ đó, năm 2019, xã gieo cấy 280ha lúa xuân, tăng 10ha so với năm 2018, năng suất đạt 52,35 tạ/ha, sản lượng đạt 1.456,8 tấn/vụ, vượt 3% so với kế hoạch giao; vụ mùa gieo cấy đạt 314,5ha, năng suất bình quân đạt 44,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1.399,5 tấn/vụ, sản lượng tăng 10% so với kế hoạch giao. 

Cùng đó, nhân dân sản xuất ngô vụ xuân hè đạt 360ha, năng suất bình quân 40,4 tạ/ha, sản lượng 1.454,4 tấn/vụ, vượt 7,6% so với kế hoạch; vụ hè thu sản xuất đạt 140ha, năng suất bình quân gần 30 tạ/ha, sản lượng đạt 392 tấn/vụ, vượt 39,4% so với kế hoạch giao. Ngoài ra, nhân dân còn sản xuất 44,4ha hoa màu các loại. 

Năm 2019, tổng sản lượng lương thực có hạt của xã đạt gần 4.703 tấn/năm, tăng 6,41 tấn so với năm 2018. 

Ông Sùng A Chơ ở bản Lìm Mông cho biết: "Mỗi năm, gia đình tôi đều sản xuất 2 vụ bằng các loại giống có năng suất, chất lượng cao như: Nhị ưu 838, VL 20, ĐD2… thu nhập mỗi vụ 25 bao thóc, tương đương 1,5 tấn/vụ và thu 20 bao ngô, tương đương 1,2 tấn/vụ. Ngoài ra, tôi còn trồng sắn, khoai lang, đỗ, đậu... kết hợp với phát triển chăn nuôi. Hiện, tôi có 3 con trâu, gần chục con lợn, trên 50 con gà, vịt và đời sống được cải thiện rõ rệt”.  

Hiện nay, tổng đàn gia súc chính của xã Cao Phạ có 5.684 con, tăng 22,7% so với năm 2018. Trong đó, đàn trâu 1.366 con, bò 416 con, lợn 3.902 con, dê 437 con và gia cầm có 16.045 con. Là địa phương còn nhiều đất đồi, có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với mô hình kinh tế rừng, nên xã tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy lợi thế, tích cực sản xuất cây lâm nghiệp và đây là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. 

Năm 2019, nhân dân Cao Phạ trồng mới 2.000 cây đào rừng, 2.200 cây quế tại bản Tà Sung và Tà Chơ... Cùng đó, thực hiện tốt phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức họp bản vận động nhân dân ký cam kết tham gia quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có trên 5.015ha. Hàng năm, xã đã nhận 5,7 tỷ đồng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng chi trả cho nhân dân góp phần cải thiện đời sống.

Ông Vàng A Chái - Chủ tịch UBND xã Cao Phạ trao đổi: Để giúp nhân dân hướng tới xóa đói giảm nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững, Đảng ủy, chính quyền xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích canh tác cây lúa nước. 

Trong đó, vụ xuân năm 2020, chỉ đạo nhân dân cấy đạt 284ha, tăng 4ha so với năm 2019. Khuyến khích nhân dân tham gia làm mô hình du lịch cộng đồng, mở dịch vụ buôn bán hàng hóa, vận động nhân dân đóng góp công sức mở rộng và bê tông hóa các tuyến đường liên bản đảm bảo cho người, phương tiện đi lại thuận lợi, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa… Năm 2020, xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 40,74%. 

Sùng A Hồng

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục