Những nội dung cần biết về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/4/2020 | 7:51:19 AM

YênBái - Ngày 26 tháng 11 năm 2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế (NNT) không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước (gọi chung là Nghị quyết xử lý nợ). Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành.

Hỗ trợ người nộp thuế tại bộ phận một cửa Cục Thuế tỉnh.
Hỗ trợ người nộp thuế tại bộ phận một cửa Cục Thuế tỉnh.

Sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị quyết

Thực tiễn hoạt động quản lý thuế trong thời gian qua, cơ quan quản lý thuế đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ và thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế (QLT). Tuy nhiên, có một bộ phận NNT đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng thanh toán, phá sản, giải thể không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc bị thiên tai, bất khả kháng, cơ quan thuế đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thu nợ theo quy định của Luật QLT, nhưng NNT không còn khả năng nộp thuế cho Nhà nước. Số nợ đọng này tồn tại kéo dài qua nhiều năm, số tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp tính 0,03%/ngày tăng lên theo thời gian (đến nay số nợ không còn khả năng nộp ngân sách chiếm 48,7% số tiền nợ thuế). 

Song, thực tế khoản nợ này là nợ ảo, không còn khả năng thu nhưng chưa có cơ chế để xử lý nợ. Luật QLT hiện hành không quy định việc khoanh nợ, trong khi việc thực hiện xóa nợ đối với 3 nhóm đối tượng trong Luật QLT hiện hành phải đáp ứng được điều kiện là phải thực hiện tuần tự các biện pháp cưỡng chế nợ và khoản nợ thuế đủ 10 năm, dẫn đến có nhiều bất cập, không thể thực hiện được. 

Trong khi đó, đối với các trường hợp NNT đã chết, mất tích, giải thể, phá sản, ngừng bỏ hoạt động kinh doanh, bị thu hồi giấy phép kinh doanh và các trường hợp bị thiên tai, bất khả kháng hoặc nợ thuế do chưa được Nhà nước thanh toán... thực tế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước nhưng vẫn phải tính tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp.

 Luật QLT số 38/2019/QH14 Quốc hội đã thông qua tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trong đó, đã có quy định chế tài để xử lý nợ cho các đối tượng không còn khả năng nộp ngân sách này; cụ thể, quy định cho khoanh tiền thuế nợ (tại Điều 83), xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp (tại Điều 85). 

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 152 của Luật QLT số 38/2019/QH14 thì đối với các khoản thuế được miễn, giảm, không thu, xóa nợ phát sinh trước ngày 01/7/2020 thì tiếp tục xử lý theo quy định của Luật QLT hiện hành. Do đó, đối với các khoản nợ không còn có khả năng thu phát sinh trước ngày 01/7/2020 không được xử lý theo Luật QLT số 38/2019/QH14. 

Từ lý do trên, cần báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết để xử lý nợ đối với những đối tượng không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nợ tồn đọng giai đoạn trước ngày 01/7/2020 để không làm phát sinh thêm nợ ảo, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp mà không thể thu hồi được, không còn đối tượng để thu hồi.

Nội dung chính của Nghị quyết

Nghị quyết gồm có 8 điều quy định về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 01/7/2020 (ngày Luật QLT số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành) đối với NNT không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước, bao gồm tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. 

Đối tượng áp dụng bao gồm: NNT nợ tiền thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này; cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người có thẩm quyền xử lý nợ quy định tại Nghị quyết; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Việc xử lý nợ phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; bảo đảm điều kiện, hồ sơ, quy trình, thủ tục và chịu trách nhiệm của cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, giám sát của người dân; tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho NNT; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc lợi dụng chính sách để trục lợi hoặc cố tình chây ỳ, nợ thuế. 

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng quy định hoặc NNT đã được xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, trừ đối tượng quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết thì phải hủy quyết định khoanh nợ, xóa nợ và phải thu vào ngân sách Nhà nước khoản nợ đã được xóa.

Ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái chia sẻ: Đối tượng được xử lý nợ là người nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước 1/7/2020 mà không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước, bao gồm 7 nhóm đối tượng: NNT là người đã chết, người bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể...

NNT đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc đã bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; NNT không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế...; NNT đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp... 

NNT bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; NNT cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán...
Quang Thiều

Tags Yên Bái khoanh nợ tiền thuế tiền chậm nộp thu ngân sách

Các tin khác
Ảnh minh họa

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến thời điểm hiện tại, có 788 doanh nghiệp của 19 quốc gia được phép xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam.

Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các khiếm khuyết trên lưới, bảo đảm cung cấp điện an toàn ổn định, liên tục trong các ngày nghỉ Lễ.

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) sẽ không cắt điện và bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội trong dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Mặc dù dịch COVID-19 trên cả nước đã được kiểm soát tốt song nguy cơ bùng phát có thể bất cứ lúc nào nếu có sự chủ quan. Vì vậy, cùng với từng bước khắc phục doanh thu, các nhà xe cũng như hành khách đi xe vẫn đặt lên hàng đầu yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, tránh mọi sơ suất dù là nhỏ nhất trong điều kiện có thể tránh được.

Mạng lưới chợ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân các dân tộc thiểu số huyện Văn Yên.

Cùng với 18 chợ, huyện có hơn 2.500 cơ sở thương mại bán lẻ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục