Đồng hành cùng người nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/4/2020 | 10:51:26 AM

YênBái - Năm 2019, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ đã có 348 hộ thoát nghèo và 240 hộ thoát cận nghèo...

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra mô hình nuôi trâu của anh Hà Văn Tú, thôn Đêu 1, xã Nghĩa An.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra mô hình nuôi trâu của anh Hà Văn Tú, thôn Đêu 1, xã Nghĩa An.

Trước đây, gia đình anh Hà Văn Tú, thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ thuộc diện khó khăn nhưng từ khi được tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã, anh đã đầu tư chăn nuôi hiệu quả, cuộc sống gia đình khấm khá hơn. 

Anh Tú cho biết: "Năm 2017, từ 50 triệu đồng vốn vay của NHCSXH, tôi đầu tư làm chuồng trại, mua 1 trâu nái sinh sản. Nhờ làm tốt phòng, chống dịch bệnh kết hợp trồng cỏ voi làm thức ăn nên trâu sinh sản, phát triển tốt. Đến nay, tôi có 3 con trâu để duy trì chăn nuôi”. 

Qua tìm hiểu, hàng năm có đến 80% hộ nghèo ở Nghĩa An được vay vốn từ NHCSXH để phát triển kinh tế. Tính đến 17/3/2020, dư nợ cho vay hộ nghèo toàn xã đạt 4,784 tỷ đồng. 

Ông Vi Ngọc Chình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: "Để triển khai có hiệu quả, xã giao cho các đoàn thể, thôn, bản bình xét vay bảo đảm theo đúng mục đích. Sau đó, giao cho tổ trưởng tổ vay vốn và tiết kiệm kiểm tra, giám sát; đồng thời, xã cũng mở các lớp đào tạo nghề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó, những năm gần đây, không có trường hợp lãi tồn, nợ quá hạn phải xử lý. Trong năm 2019, toàn xã có 22 hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay phát triển kinh tế của NHCSXH thị xã”. 

Cùng với xã Nghĩa An, hàng năm trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ có hàng trăm hộ nghèo tại các xã, phường được vay vốn phát triển kinh tế thông qua các khối đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn. 

Bà Lò Thị Vượng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn A cho biết: "Hội viên phụ nữ của xã trong diện nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH với lãi suất hợp lý, đã tạo điều kiện cho nhiều chị em có thêm nguồn vốn để mở rộng phát triển kinh tế. Hiện, tổng dư nợ vốn vay NHCSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn của xã đạt 6,5 tỷ đồng; trong đó, vốn vay sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế hơn 3 tỷ đồng với 70 hộ hội viên được vay vốn. Tính riêng năm 2019, toàn xã có 20 hộ hội viên thoát nghèo”. 

Tính đến 31/3/2020, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ đạt 275,528 tỷ đồng; trong đó, dư nợ hộ nghèo trên 85,332 tỷ đồng với 2.292 khách hàng. 

Theo ông Trần Thanh Lâm - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ: để nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng và phát huy hiệu quả, hàng năm, đơn vị đã tham mưu với UBND thị xã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên thị xã… đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của nhân dân đối với công tác tín dụng chính sách; tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay; duy trì và thực hiện đúng lịch trực giao dịch tại các xã theo quy định. 

Nhờ những giải pháp trên, các nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ được triển khai đúng người, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả, nợ quá hạn hộ nghèo chỉ chiếm 47,7 triệu đồng. Năm 2019, từ nguồn vốn vay của NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ đã có 348 hộ thoát nghèo và 240 hộ thoát cận nghèo... 

Hùng Cường

Các tin khác
Từ 0h ngày 28/4, sẽ có thêm 53.321 tấn gạo được cộng trở lại trong hạn ngạch gạo (Ảnh minh họa)

Từ 0h ngày 28/4, sẽ có thêm 53.321 tấn gạo được cộng trở lại trong hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu của tháng 4/2020 do một số tờ khai bị hủy.

Năm học 2019 - 2020, huyện Văn Yên có 11 trường phổ thông dân tộc bán trú, 4 trường phổ thông có học sinh bán trú và 3 trường THPT với tổng số 4.173 học sinh được phê duyệt hưởng hỗ trợ gạo theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất, dịch vụ, vận tải, du lịch… của các doanh nghiệp đều giảm, nhu cầu sử dụng vốn không cao dẫn đến khó khăn trong tăng trưởng dư nợ.

Người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia cầm.

Gia cầm hiện là đối tượng vật nuôi đang có thế mạnh phát triển. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết giao mùa phức tạp, chăn nuôi nhỏ vẫn chiếm đa số nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh lớn. Giá gà hiện thấp hơn trước từ 20 - 25.000 đồng/kg sẽ khiến người chăn nuôi lơ là trong phòng chống dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục