YênBái - Dịch bệnh tả lợn châu Phi (BDTLCP) gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi huyện Văn Yên. Đến nay, các xã trong huyện không phát sinh thêm ổ dịch mới hay tái bùng phát dịch. Do đó, cùng với phòng, chống dịch bệnh, việc tái đàn cũng bắt đầu được nông dân thực hiện.
|
Người chăn nuôi ở xã An Bình luôn vệ sinh chuồng trại nuôi lợn.
|
Gia đình chị Trần Thị Nhài, thôn Khe Trang, xã An Bình, huyện Văn Yên luôn duy trì đầu đàn lợn từ 70 - 100 con lợn thương phẩm và trên 10 con lợn nái. Ngay cả khi bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) bùng phát toàn xã, đàn lợn của chị vẫn ổn định. Một trong những biện pháp chị Nhài áp dụng trong khi có dịch là thường xuyên rắc vôi bột, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, chăn nuôi an toàn sinh học trong các khâu. Tuy nhiên, việc tái đàn được chị thận trọng hơn, đó là, tái đàn tại chỗ, không mua giống bên ngoài.
Chị Nhài cho biết: "Hiện, tôi đang nuôi 13 lợn nái và số lợn sinh ra đều nuôi lợn thương phẩm; không mua giống từ bên ngoài để đảm bảo an toàn”. Xã An Bình sau nhiều tháng không xuất hiện BDTLCP, nhiều hộ bắt đầu chăn nuôi trở lại. Việc chăn nuôi được thực hiện nghiêm ngặt, tuân thủ các quy định từ khâu vệ sinh chuồng trại đến nguồn gốc con giống.
Thời điểm này, 100% các xã, thị trấn ở Văn Yên đã qua 30 ngày không phát sinh dịch bệnh kể từ ca lợn mắc bệnh cuối cùng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, mầm bệnh còn lưu hành, nguy cơ tái phát ổ dịch mới vẫn có thể xảy ra, nên việc tái đàn, phát triển đầu đàn lợn được huyện chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt, vừa đảm bảo phát triển chăn nuôi vừa chủ động phòng chống dịch bệnh tái bùng phát.
Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện khuyến cáo đến các hộ chăn nuôi chỉ thực hiện tái đàn khi chuồng trại và khu vực chăn nuôi được tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Đồng thời, tuân thủ các quy định chăn nuôi an toàn; thực hiện tốt nguyên tắc 5 không: không giấu dịch, không mua bán và chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để nuôi. Trước khi tái đàn phải tuân thủ các quy định về chăn nuôi an toàn, lợn được nuôi cách ly ít nhất 15 ngày; sau đó, lấy mẫu xét nghiệm. Nếu kết quả âm tính với BDTLCP mới chuyển vào khu chăn nuôi chính.
Hiện, toàn huyện Văn Yên có 64.572 con lợn nuôi tại các hộ và 3 trang trại chăn nuôi khép kín. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo chăn nuôi phát triển ổn định, triển khai tái đàn theo nguyên tắc thận trọng, an toàn, kiểm soát chặt chẽ, có lộ trình phù hợp, phát triển bền vững, tránh những thiệt hại do chủ quan, nóng vội.
Anh Dũng
Cán bộ, nhân viên hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trong toàn tỉnh vừa tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa vượt khó duy trì hoạt động, kịp thời đưa đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đến đối tượng chính sách.
Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa ban hành hướng dẫn cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng miễn phí dịch vụ thanh toán cho các đối tượng nhận hỗ trợ thông qua phương thức chi trả trực tiếp tới tài khoản.
Giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19, các quán ăn, nhà hàng đồng loạt tạm ngừng hoạt động và các tiệc cưới, đám hỏi, hội họp, gặp gỡ, giao lưu… không có cơ hội diễn ra. Tình trạng "cửa đóng, then cài” của các nhà hàng, quán ăn, trường học... cũng khiến lượng hàng tiêu thụ mỗi ngày theo đó "mất hút”.