Kỷ niệm 69 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2020)

Ngân hàng Yên Bái quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chính sách tiền tệ

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/5/2020 | 8:08:21 AM

YênBái - Qua 69 năm phát triển, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Yên Bái được mở rộng đến các xã, phường với các loại hình ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân dân. Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tăng gấp 1,99 lần so với thực hiện năm 2015,

Các ngân hàng thương mại ở Yên Bái đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Các ngân hàng thương mại ở Yên Bái đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Cách đây 69 năm, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển nền tiền tệ - ngân hàng của Việt Nam. 

Lần đầu tiên nước ta có một ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân, là kết quả của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ. Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.

69 năm qua, bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành ngân hàng Việt Nam đã nỗ lực vượt qua mọi gian nan, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. 

Cùng chung với sự phát triển của đất nước, ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh và đạt những kết quả toàn diện, đặc biệt là kết quả kiểm soát lạm phát, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, công tác cơ cấu lại toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, hoạt động thanh toán, phát triển dịch vụ ngân hàng, cải thiện môi trường kinh doanh... 

Hệ thống ngân hàng khẳng định vị thế, vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Tại Yên Bái, ngày 01/6/1951 Ngân hàng Yên Bái đã được thành lập. Từ khi thành lập đến nay, sau những lần sáp nhập, chia tách, chuyển đổi cơ chế hoạt động, Ngân hàng Yên Bái luôn phát triển, đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng đóng góp tích cực vào các thành tựu chung của toàn ngành, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Mạng lưới hoạt động ngân hàng được mở rộng đến các xã, phường với các loại hình ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). 

Toàn tỉnh hiện có 10 chi nhánh ngân hàng loại I, 9 chi nhánh loại II, 53 phòng giao dịch, 46 máy rút tiền tự động, 15 phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, 180 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội, 17 QTDND và 4 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Yên Bình. 

Quy mô và thị trường hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, các QTDND không ngừng được mở rộng; năng lực tài chính, trình độ về quản trị, quản lý kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các chi nhánh ngân hàng thương mại, QTDND từng bước được tăng cường, đảm bảo hoạt động an toàn, phù hợp với các quy định của pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng, QTDND, tính đến 31/12/2019 đạt 27.138 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với thực hiện năm 2015, tăng trưởng nguồn vốn bình quân hằng năm đạt 19,14% năm. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 17.750 tỷ đồng, tăng gấp 1,78 lần so với thực hiện năm 2015. 

Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 23.446 tỷ đồng, tăng gấp 1,99 lần so với thực hiện năm 2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 19,18%. 

Chất lượng tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế và giảm dần các rủi ro phát sinh; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay hằng năm của các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng luôn ở mức thấp dưới 0,5% (năm 2015 là 0,23%, năm 2016 là 0,33%, năm 2017 là 0,37%, năm 2018 là 0,29% và năm 2019 chỉ chiếm 0,44%). 

Dư nợ 14 chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 3.051 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với đầu nhiệm kỳ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm trên 4%; dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ đạt 10.050 tỷ đồng, tăng 4,08 lần so với với đầu nhiệm kỳ và chiếm 43,16%/tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt 8.300 tỷ đồng, góp phần đưa 62 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, tổng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh là 70 xã. 

Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp (từ tháng 5/2014) đến nay, các chi nhánh ngân hàng thương mại đã cam kết hỗ trợ vốn vay đối với 529 khách hàng, số tiền cam kết cho vay là 10.122 tỷ đồng và dư nợ là 7.323 tỷ đồng.

Cam kết hỗ trợ giảm lãi suất cho 49 khách hàng với dư nợ là 118,7 tỷ đồng; gia hạn nợ cho 31 khách hàng với số tiền 486 tỷ đồng và cơ cấu lại vay cũ về mức phù hợp cho 198 doanh nghiệp với dư nợ là 1.967 tỷ đồng. Từ đó, đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, các dịch vụ tiện ích ngân hàng mới, hiện đại không ngừng được phát triển, ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế; thanh toán lương qua tài khoản... 

Đến 31/12/2019 có 45 máy ATM, tổng số lượng thẻ thanh toán ATM đã phát hành 283.100 thẻ, tăng 160.808 thẻ so với năm 2015; số đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thực hiện thanh toán lương qua tài khoản là 710/1.036 đơn vị, đạt 68,53%; riêng thành phố Yên Bái có 225/231 đơn vị thực hiện trả lương qua tài khoản, đạt 97,4%. 

Qua đó, đã thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ: thuế, điện nước, viện phí, học phí và chi trả công tác an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh. 

Với sự nỗ lực trong suốt 69 năm qua, ngành ngân hàng Yên Bái đã vinh dự được đón nhận 3 Huân chương Lao động hạng Nhì; 4 tập thể và 10 cá nhân được nhận Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều lượt đơn vị tập thể nhận cờ thi đua xuất sắc của tỉnh, của ngành và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...

Nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày thành lập ngành ngân hàng, thay mặt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và ngân hàng trung ương; cảm ơn các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội đã phối hợp, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2020 này và những năm tiếp theo, ngành ngân hàng Yên Bái phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn; tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, QTDND trên địa bàn; phát triển dịch vụ ngân hàng, tăng trưởng tín dụng phù hợp mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Thực tế có thể thấy, yêu cầu nhiệm vụ đối với ngành ngân hàng trong thời gian tới là rất nặng nề, cơ hội và thách thức luôn đan xen, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành cần phát huy hơn nữa bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần chủ động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức. 

Tin tưởng rằng, với nền tảng hiện có, ngành ngân hàng Yên Bái sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính sách tiền tệ và các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái

Tags QTDND ngân hàng tăng trưởng tín dụng không dùng tiền mặt

Các tin khác
Nhà hàng, nhà nghỉ Khau Phạ, xã Cao Phạ dừng các hoạt động đón khách hàng tháng nay.

Ngành du lịch ở huyện vùng cao Mù Cang Chải bị ảnh hưởng nặng nề của “bão” dịch Covid-19 khi hàng trăm lượt tour bị hủy, nhiều chương trình du lịch phải tạm dừng, các cơ sở lưu trú cũng buộc phải đóng cửa nhiều tháng nay. Đã có gần 700 tour du lịch hủy với khoảng 8.000 lượt khách.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, từ 4/5, do ảnh hưởng rìa đông nam vùng áp thấp phía tây phát triển và mở rộng về phía đông nên Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ; khu vực vùng núi Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C.

Chiều 5/5, tại UBND xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố quy hoạch của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp phía Nam (khu A), tỉnh Yên Bái.

Các công nhận, kỹ sư làm việc tại Nhà máy Sản xuất và lắp ráp ô tô MAZ ASIA.

Bộ Tài chính đề nghị chỉ nêu nguyên tắc chung là nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các Luật thuế, nhằm khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục