30a - “cú huých” giảm nghèo bền vững ở Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/6/2020 | 11:15:28 AM

YênBái - Là huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, những năm qua, Trạm Tấu đã triển khai hiệu quả Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ qua tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.

Người dân huyện Trạm Tấu tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Người dân huyện Trạm Tấu tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Để Nghị quyết số 30a đi vào cuộc sống, ngay từ đầu năm 2009, huyện đã kiện toàn Ban Chỉ đạo với 41 thành viên, do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức đoàn thể, chủ tịch UBND các xã, thị trấn là thành viên. 

Trong 12 năm thực hiện Nghị quyết số 30a (2008 -2020), tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt 503 tỷ 294 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 354 tỷ 981 triệu đồng; vốn sự nghiệp 148 tỷ 313 triệu đồng. 

Từ nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng 63 cơ sở hạ tầng gồm: 22 công trình giao thông; 37 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt; 3 công trình trường học và 1 chợ. Nhiều  công trình có vốn đầu tư lớn như: đường trung tâm xã Tà Xi Láng, đường xã Pá Hu, đường xã Bản Công…; công trình thủy lợi Tà Xi Láng, thủy lợi xã Trạm Tấu, thủy lợi xã Bản Mù, cấp nước sinh hoạt xã Hát Lừu, Bản Công… Nhìn chung, các công trình đều được triển khai khá đồng bộ, huyện đã ưu tiên các hạng mục cấp thiết trước như: đường, thủy lợi, nước sinh hoạt… 

Nhờ đó, các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả đã chủ động cung ứng đủ nguồn nước tưới tiêu cho 1.520 ha lúa cấy 2 vụ/năm; 9/11 xã có đường bê tông đến trung tâm xã; các tuyến đường liên thôn, bản cơ bản được mở mới và gần 40% được bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa của người dân.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, huyện đã triển khai chính sách xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, đối tượng chính sách theo tiêu chí "3 cứng” gồm: khung cứng, mái cứng, nền cứng. 

Qua đó, có 918 hộ trên địa bàn được hưởng lợi, kinh phí thực hiện trên 22,6 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo phát triển kinh tế, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho hơn 12.000 lượt người dân vay vốn với tổng số tiền gần 400 tỷ đồng để phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo. 

Chính sách hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được đặc biệt quan tâm. Từ năm 2009 đến nay, 280.680 lượt người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế; 545.368 lượt hộ được hỗ trợ tiền điện; 472.629 lượt học sinh và giáo viên được hỗ trợ và miễn giảm học phí; 4.701 lao động nông thôn được hưởng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ… 

Bà Lê Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Nghị quyết số 30a sau 12 năm triển khai đã tạo bước chuyển biến rõ nét về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Từ các giải pháp đồng bộ và cách làm sáng tạo đã làm thay đổi nhận thức của đa số cán bộ và người dân, từ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của Nhà nước, chuyển sang chủ động thực hiện. Đặc biệt những năm gần đây, nhiều hộ còn viết đơn tự nguyện thoát nghèo. Người dân tích cực tham gia vào các mô hình, dự án sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, phát huy thế mạnh của địa phương. Nếu như năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm trên 80%, thì đến nay giảm còn 44,04%, vượt mục tiêu của Chương trình 30a đề ra”.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai hiệu quả các nguồn vốn được đầu tư, chú trọng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đặc biệt khó khăn; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tăng cường các hoạt động giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo về cây, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật; đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm; thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội… để người dân đổi mới cách nghĩ, cách làm giảm nghèo bền vững.

Thạch Phong

Tags 30a giảm nghèo bền vững Trạm Tấu

Các tin khác

Vụ mùa năm 2020, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu gieo cấy hơn 2.060 ha, trong đó lúa hàng hóa chiếm hơn 1.000 ha.

Ngày 3/6, tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh và huyện Văn Chấn tổ chức Hội thảo kết quả nghiên thử nghiệm chế phẩm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong diệt mối, phòng mối cho cây chè cổ thụ Shan tuyết Suối Giàng.

Ảnh minh họa

Nếu quy định giảm 50% phí trước bạ chính thức được thực thi thì người mua xe có thể tiết kiệm được vài chục đến cả trăm triệu đồng khi mua xe ô tô.

Giá thịt lợn hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cuối tháng 5, giá thịt lợn hơi tăng lên mức 100.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử, vượt xa mức giá đỉnh trước đây. Giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng cũng tăng chóng mặt. Cụ thể, giá 1 kg thịt có giá dao động từ 170.000 - 190.000 đồng, tùy loại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục