Mở rộng diện được giảm thuế năm 2020 cho cả doanh nghiệp vừa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/6/2020 | 2:06:11 PM

Sáng nay 19-6 - ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 9, với tỷ lệ tán thành chiếm 92,10% tổng số ĐBQH, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020.

Kết quả thông qua Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020.
Kết quả thông qua Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020.

Tại Nghị quyết vừa được thông qua, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, bỏ tiêu chí ràng buộc về lao động đã được bỏ, trong khi tiêu chí về doanh thu tăng. Cụ thể, Quốc hội đã quyết định giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Việc thực hiện mở rộng đối tượng giảm thuế nêu trên dự kiến sẽ giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2020 khoảng 23.000 tỷ đồng (tăng thêm hơn 6.000 tỷ đồng nếu không thực hiện mở rộng đối tượng).

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội bấm nút, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, những điều chỉnh này nhằm bảo đảm tính công bằng cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và bổ sung đối tượng được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có quy mô vừa trong dự thảo Nghị quyết.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiêu chí xác định doanh nghiệp có quy mô vừa được giảm thuế là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng, tương đương với tiêu chí về doanh thu để xác định doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, do tình hình khó khăn nên nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ khó đạt doanh thu 200 tỷ đồng.

Liên quan đến đề nghị kéo dài thời hạn hiệu lực của Nghị quyết đến hết năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đến thời điểm hiện nay, dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam cơ bản đã được khống chế, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang có chiều hướng suy giảm. Việt Nam và các nước đang dần nới lỏng các biện pháp phòng ngừa quyết liệt, hoạt động sản xuất kinh doanh dần phục hồi. 

Bên cạnh đó, kéo dài việc giảm thuế sẽ gây áp lực lên điều hành ngân sách qua các năm. Trường hợp kinh tế nước ta vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn vào cuối năm hoặc sang đầu năm sau, nếu cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét trình Quốc hội kéo dài thời hạn hiệu lực của Nghị quyết.
(Theo SGGP)

Các tin khác
Các đại biểu và nhân dân xem Đồ án quy hoạch chi tiết 2 cụm công nghiệp

Chiều 18/6, huyện Trấn Yên đã phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng công nghiệp Bảo Hưng tổ chức công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 2 cụm công nghiệp tại xã Bảo Hưng và xã Minh Quân.

Theo tin từ Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn, ngày 18-6, sau 14 ngày thực hiện cách ly, theo dõi để phòng ngừa dịch Covid-19, các chuyên gia Nhật Bản tại Việt Nam đã tiến hành thủ tục giám sát khử trùng đối với lô vải thiều Việt Nam đầu tiên trong năm 2020 để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Với tỷ lệ tán thành là 92,75% (448/456 đại biểu tham gia biểu quyết), Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Chiều 18/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với tỷ lệ tán thành là 92,75%.

Các đồng chí lãnh đạo Lâm trường (từ trái qua phải): ông Lâm Phúc Cố - nguyên Giám đốc, ông Nguyễn Đăng Khoa - nguyên Giám đốc, bà Phạm Thị Hồng - Kế toán trưởng, ông Vũ Văn Thụy - nguyên Giám đốc, ông Nguyễn Tân - nguyên Giám đốc.  (Ảnh: T.L)

Sau một năm chuẩn bị, Lâm trường Púng Luông chính thức được thành lập tại Quyết định số 328/QĐ ngày 19/6/1970 của Ủy ban hành chính tỉnh Nghĩa Lộ thuộc Khu tự trị Tây Bắc với nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng theo mô hình tập trung, tập thể; góp phần định canh, định cư, ổn định đời sống đồng bào dân tộc vùng cao Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục