Lục Yên: Bứt phá trong phát triển nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/6/2020 | 8:16:23 AM

YênBái - Nhiệm kỳ qua, huyện Lục Yên đã đạt được những thành quả bước đầu, đang dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cùng sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp huyện miền núi còn nhiều khó khăn.

Người dân xã Lâm Thượng sơ chế măng mai.
Người dân xã Lâm Thượng sơ chế măng mai.


Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Lục Yên từ lâu nổi tiếng gần xa như: cam sành, lạc ri vỏ đỏ, măng mai, vịt bầu, cá bỗng... Tuy nhiên, những sản phẩm nông nghiệp đặc sản chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, sản xuất manh mún, sản lượng thấp. 

Từ năm 2015, khi bắt đầu triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lục Yên tiến hành rà soát đất đai, đánh giá khí hậu, thổ nhưỡng và xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa. 

Nổi bật trong đó phải kể đến là vùng trồng cam với gần 800 ha. Xác định cam là cây trồng mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân, cùng với việc mở rộng diện tích, Lục Yên đã nỗ lực xây dựng thương hiệu. 

Hiện nay, cam sành đang được tiếp tục tuyển chọn, nhân giống, thâm canh trồng theo tiêu chuẩn VietGAP để quảng bá và cung ứng sản phẩm rộng rãi ra thị trường cả nước với chất lượng ngày càng cao. 

Với gần 800 ha cam, trong đó, riêng cam sành trên 400 ha, sản lượng khoảng 10.000 tấn/năm; đến nay, huyện có 2 giống cam chính được người dân lựa chọn trồng là cam sành và cam Vinh. 

Để tìm hướng đi lâu dài và phát triển bền vững cho cây cam, UBND huyện đã thành lập Hợp tác xã Cam sành Lục Yên với nhiều chính sách hỗ trợ nông dân như vay vốn, đầu tư vườn ươm giống, tập huấn áp dụng khoa học, kỹ thuật vào thâm canh, cho ra đời sản phẩm nông nghiệp sạch, đáp ứng nhu cầu và tạo niềm tin với khách hàng. 

Khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng cam. Cuối năm 2016, Nhãn hiệu tập thể cam Lục Yên được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận trở thành động lực để người dân trên địa bàn huyện tiếp tục đầu tư thâm canh.

Cùng với đó, Lục Yên đã hình thành các vùng chuyên canh như: vùng trồng tre lấy măng (tre măng mai và tre măng Bát độ) quy hoạch tại 5 xã: Lâm Thượng, Mai Sơn, Tân Phượng, An Phú, Động Quan với tổng diện tích 815 ha, trong đó tre măng mai 617,8 ha; tre măng Bát độ 196,3 ha; sản lượng trung bình hàng năm 12.000 tấn; vùng nguyên liệu quế được quy hoạch trồng tại 23 xã, thị trấn (trừ Liễu Đô); trong đó, 8 xã có diện tích trồng tập trung: Khánh Hòa, Phúc Lợi, Trung Tâm, An Lạc, Trúc Lâu, Động Quan, Khai Trung, An Phú. 

Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, đến năm 2019, toàn huyện đã trồng mới 1.890 ha, nâng tổng diện tích quế toàn huyện lên 3.180 ha; vùng trồng lạc với diện tích gần 1.000 ha, sản hượng hàng năm đạt trên 2.500 tấn. Trong chăn nuôi, địa phương từng bước sắp xếp lại quy mô sản xuất theo hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, sử dụng con giống tốt, quy trình kỹ thuật chăn nuôi tiến bộ, chất lượng con giống ngày càng được nâng lên, nhiều cơ sở chăn nuôi đi vào sản xuất có hiệu quả. 

Huyện tập trung nguồn lực từ ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, hỗ trợ, phát triển mới 100 cơ sở chăn nuôi hàng hóa nâng tổng số cơ sở chăn nuôi hàng hóa lên con số 517; vùng chăn nuôi thủy sản với tổng diện tích năm 443,6 ha, trong đó: có 3 hồ lớn thuộc xã Mường Lai có thể nuôi cá lồng: hồ Từ Hiếu 45 ha; hồ Roong Đeng 13 ha, hồ Tặng An 8 ha; tổng số lồng nuôi cá trên địa bàn huyện là 51 lồng, tập trung tại xã Phan Thanh và Mường Lai.

Bên cạnh phát triển mạnh vùng nguyên liệu hàng hóa Lục Yên còn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Hợp tác xã Thái Sơn là một trong những đơn vị tích cực trong việc thử nghiệm chế biến sâu các sản phẩm từ lạc ri vỏ đỏ, đậu tương. 

Hiện nay, ngoài tập trung vào chế biến sâu, HTX còn đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu riêng bằng cách cung cấp giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. 

Để thúc đẩy ngành nông nghiệp hàng hóa phát triển nhanh, bền vững, Lục Yên khuyến khích các HTX, tổ hợp tác hoạt động theo chuỗi giá trị. Thông qua xây dựng chuỗi giá trị, HTX sẽ cung cấp dịch vụ đầu vào cho thành viên HTX với giá thấp nhất và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá bán cao nhất, thay vì phải qua các khâu trung gian làm tăng giá đầu vào và hạ giá thành sản phẩm cuối cùng. 

Điển hình trong hoạt động liên kết theo chuỗi là HTX Thanh niên Lâm Thượng mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 10.000 con thỏ thương phẩm. Để có sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu thị trường, HTX ký hợp đồng với các hộ dân cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. 

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên đang từng bước phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững. 

Để thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong những năm tiếp theo, huyện Lục Yên đã và đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi tiềm năng; tích cực áp dụng khoa học và công nghệ, xem đây là khâu đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành.

Gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường nhằm phát triển bền vững; khuyến khích, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các tổ chức theo hướng nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Anh Dũng

Tags Lục Yên sản xuất hàng hóa thị trường tiêu thụ cam sành hồng không hạt vịt bầu lạc đỏ

Các tin khác
Đồng chí Lự Kim Vy - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lạc (thứ 5, trái sang) trao đổi với bí thư chi bộ các thôn, bản về giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Lục Yên đã chủ động, sáng tạo, đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phát huy vai trò của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của nhân dân – những chủ thể quan trọng trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (XDNTM), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ảnh minh họa.

Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020. Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022.

Nhân viên Trung tâm chiếu xạ Hà Nội theo dõi quy trình chiếu trên máy tính. Mỗi thùng vải đi vào dây chuyền chiếu xạ mất gần 50 phút.

Đồng chí Tạ Văn Long- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo UBND thành phố cắt băng khánh thành công trình đường Trần Bình Trọng.

Sáng 20/6, UBND thành phố Yên Bái tổ chức Lễ khánh thành công trình đường Trần Bình Trọng, thuộc Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố Yên Bái lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục