Quy hoạch đồng bộ để phát triển điện gió

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/6/2020 | 9:08:46 AM

Ngày 9-6-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Văn bản 693/TTg-CN đồng ý bổ sung các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực, theo đề nghị trước đó của Bộ Công thương.

Nhà máy điện gió Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu)
Nhà máy điện gió Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu)

Việc bổ sung các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực là tín hiệu đáng mừng, khi nguồn năng lượng tái tạo ở nước ta đang phát triển theo xu hướng sống xanh của thế giới. 

Bộ Công thương được giao chịu trách nhiệm thực hiện việc rà soát, cập nhật các dự án điện gió vào quy hoạch điện lực theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, chặt chẽ, khoa học, đồng bộ nguồn và lưới điện, hiệu quả kinh tế chung, kiên quyết chống tiêu cực, không để xảy ra tình trạng "xin - cho” các dự án.

Theo tính toán nhu cầu của Bộ Công thương, đến năm 2025 nguồn điện gió cần bổ sung quy hoạch là 11.630MW, chiếm đến 20% tổng nguồn điện cả nước. Cũng theo Bộ Công thương, tại khu vực Bắc Trung bộ, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đề nghị bổ sung 51 dự án, với tổng công suất  2.919MW. Khu vực duyên hải Nam Trung bộ, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận đề nghị bổ sung quy hoạch thêm 10 dự án, tổng công suất 4.193MW. Khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng đề nghị bổ sung quy hoạch tới 91 dự án, tổng công suất 11.733MW. Khu vực Tây Nam bộ, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đề nghị bổ sung quy hoạch tới 94 dự án, với tổng công suất lên đến 25.541MW. Trong khi đó, dù tiêu thụ lượng điện rất lớn, nhưng khu vực Đông Nam bộ chỉ có Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị bổ sung 2 dự án, với công suất 602MW.

Sự bất cập về cơ sở hạ tầng là vấn đề lớn với các dự án điện gió tại Việt Nam hiện nay. Hầu hết dự án điện gió đều nằm ở nơi phụ tải thấp, chủ yếu ở vùng nông thôn, mặc dù đã được đầu tư nâng cấp trong các năm qua, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu truyền tải công suất từ các dự án mới được bổ sung quy hoạch. Do vậy, việc đấu nối vào đường dây 100kV, 200kV đều là thách thức.

Đánh giá về các dự án đã hoạt động và dự án được bổ sung vào quy hoạch, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió tỉnh Bình Thuận, cho rằng, hiện nay tại khu vực tỉnh Bình Thuận, điện gió Phú Lạc vẫn bị cắt giảm công suất, thời điểm cao nhất cắt giảm 61%, bình quân thất thoát 20% sản lượng điện hàng quý, hàng tháng do lưới điện không đáp ứng được. 

Trong thực tế, việc truyền tải công suất các dự án điện gió tại khu vực tiềm năng lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa trong các năm tới gặp nhiều khó khăn, do các dự án lưới điện truyền tải theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh và các dự án lưới điện 110kV theo Quy hoạch phát triển điện lực các địa phương, chưa tính đến việc giải tỏa công suất các dự án điện gió mới được bổ sung trong thời gian qua.

Các quyết định phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án điện gió hầu hết chỉ bổ sung các dự án lưới điện phục vụ đấu nối cho từng dự án cụ thể, mà chưa đề cập bổ sung quy hoạch đối với các công trình lưới điện một cách tổng thể, đồng bộ, nên không đáp ứng được yêu cầu giải tỏa công suất từ tất cả dự án.

Tại không ít quốc gia, nguồn năng lượng tái tạo được xây dựng để thay thế cho nguồn thiếu hụt và phải nhập khẩu. Do đó, dự án năng lượng tái tạo được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ. Còn ở Việt Nam, các dự án điện mặt trời và điện gió được xây dựng ở những khu vực đáp ứng điều kiện tự nhiên, đất đai, nhưng lại không có nhu cầu sử dụng lớn. 

Ngược lại, khu vực có nhu cầu điện lớn lại không thể làm điện gió, điện mặt trời. Điều này dẫn đến quá tải cục bộ trên lưới và rất khó xử lý. Vì lẽ đó, nếu không có quy hoạch hợp lý về lưới điện thì giá trị của nguồn điện gió sẽ không được khai thác hiệu quả.

Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để có sự đồng bộ về nguồn và lưới trong những năm tới khi lượng điện gió đưa vào lớn, tập trung ở một số tỉnh. Do đó, cần phải quy hoạch rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Nếu không làm kỹ quy hoạch thì sẽ gặp tình trạng đầu tư vào điện gió mà không giải tỏa được công suất. Cần có những kiến nghị bằng con số rõ ràng hơn, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng không truyền tải được công suất, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, lãng phí nguồn lực đầu tư.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Chiều 23-6, Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) Ngô Tấn Cư đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với 13 công ty điện lực thành viên về tăng cường giám sát ghi chỉ số công tơ, kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu và các tập thể, cá nhân liên quan trong vụ việc ghi nhầm chỉ số công tơ tại Công ty Điện lực Quảng Bình.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải hướng dẫn người dân các thủ tục hành chính thuế.

Năm 2020, huyện Mù Cang Chải được giao nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước 127,5 tỷ đồng; HĐND, UBND huyện giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách 139 tỷ đồng.

Thực hiện phong trào đoàn viên thanh niên thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, tham gia phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, Huyện đoàn Trấn Yên đã xây dựng được gần 70 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi.

Công nhân Công ty cổ phần An Tiến Industries kiểm tra hàng xuất khẩu.

Tháng 5, hoạt động xuất khẩu có tăng so với tháng 4 nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục