Triển vọng bưởi đỏ Tân Lạc trên đất Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/6/2020 | 10:52:36 AM

YênBái - Năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ (đơn vị quản lý) đã phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (đơn vị chủ trì thực hiện), triển khai thực hiện Đề tài: "Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.

Mô hình bưởi đỏ Tân Lạc của gia đình ông Triệu Văn Mạc, thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình tham gia dự án hiện sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao.
Mô hình bưởi đỏ Tân Lạc của gia đình ông Triệu Văn Mạc, thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình tham gia dự án hiện sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao.

Nhằm khai thác tốt tiềm năng sẵn có để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Yên Bái nói riêng, Năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ (đơn vị quản lý) đã phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (đơn vị chủ trì thực hiện), triển khai thực hiện Đề tài: "Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”. 

Mục tiêu nhằm nghiên cứu, đánh giá khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, làm cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình, tạo ra một sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế của huyện.

Cây bưởi đỏ Tân Lạc Hòa Bình (có tên gọi khác là bưởi đào Tân Lạc) có nguồn gốc tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, là giống bưởi đặc sản của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, ngoài ra còn được trồng ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy… tỉnh Hòa Bình và một số vùng khác. 

Bưởi đỏ Tân Lạc có quả hình tròn, vỏ màu vàng khi chín múi bưởi có màu hồng đỏ, quả có khối lượng trung bình từ 1,2 kg - 1,4 kg/quả, cho năng suất cao và ổn định, tép bưởi có màu đỏ hồng, bó chặt, dễ tách, ăn có mùi vị thơm ngon, giòn, ngọt và không bị he đắng, hàm lượng dinh dưỡng cao đặc biệt là các loại Vitamin C, A, E cùng các nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe. 

Đặc biệt giống bưởi này còn có khả năng thích nghi cao với vùng miền núi phía Bắc, qua các mô hình trồng thử nghiệm tại Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang... đều cho năng suất cao, ổn định và chống chịu sâu bệnh hại tốt. Giống bưởi đỏ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và cho sản xuất thử ở các vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc. 

Việc phát triển mô hình trồng bưởi ở những vùng có điều kiện phù hợp, nhất là ở các vùng trồng bưởi truyền thống là định hướng chiến lược của nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Yên Bái. Yên Bình là huyện miền núi của tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loài cây có múi, là nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. 

Việc tiến hành đưa giống bưởi đỏ Tân Lạc vào nghiên cứu khả năng thích ứng, tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng để giúp địa phương có căn cứ khoa học bổ sung vào cơ cấu cây ăn quả của huyện là rất cần thiết. 

Tháng 10/2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai thực hiện Đề tài: "Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”, tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình. Đề tài được triển khai trong 3 năm, mục tiêu nghiên cứu, đánh giá khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, làm cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình, tạo ra một sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế cho huyện. 

Phương pháp là trồng thử nghiệm giống bưởi đỏ Tân Lạc để nghiên cứu, phân tích, đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa: thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, các tiềm năng, lợi thế của vùng với điều kiện kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề khai thác tốt tiềm năng sẵn có để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Yên Bái nói riêng. 

Việc nghiên cứu được tiến hành dựa vào chính những người dân địa phương, đảm bảo lợi ích của họ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trong sản xuất nông - lâm nghiệp theo đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra, người dân tăng thu nhập và được an toàn khi thực hiện chuyển đổi... 

Sau khi được UBND tỉnh cho phép thực hiện Đề tài tại Quyết định số 3133/QĐ-UBND ngày 24/11/2016, Nhóm thực hiện đã khảo sát điều tra và chọn ra được 3 hộ có đủ diện tích và các điều kiện cần thiết để xây dựng mô hình tại các thôn Minh Tiến, Đèo Thao, Ngòi Lũng, xã Tân Nguyên để triển khai Đề tài với diện tích 2 ha bao gồm 1.100 cây bưởi đỏ Tân Lạc và 100 cây bưởi Đại Minh, bằng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc như nhau. 

Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc giống bưởi đỏ Tân Lạc cho bà con nông dân trong xã. Trên tinh thần sát cánh cùng nông dân và bằng phương pháp cầm tay chỉ việc, những cán bộ tham gia thực hiện Đề tài đã mở các lớp tập huấn đi sâu vào kỹ thuật canh tác như: kỹ thuật trồng, chăm sóc, cách sử dụng các loại phân bón, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán và thụ phấn cho hoa... 

Trong quá trình thực hiện Đề tài, nhóm đã cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo sát các mô hình, hướng dẫn thực hành về kỹ thuật đã được tập huấn, để người dân thấy được vai trò quan trọng của từng quy trình kỹ thuật. Từ đó người dân trong xã đã thực hiện rất thành thạo các quy trình thâm canh giống bưởi đỏ Tân Lạc, đến thời điểm này các mô hình bưởi phát triển mạnh, cây bưởi đã bắt đầu cho quả. 

Đến thăm mô hình bưởi của gia đình ông Triệu Văn Mạc, thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình tham gia dự án, ông Mạc cho biết: "Gia đình tôi trước đây đã trồng nhiều loại cây ăn quả, sau khi tham gia xây dựng mô hình trồng thử nghiệm bưởi đỏ Tân Lạc, tôi thấy sau 3 năm canh tác giống bưởi đỏ phát triển nhanh, ít sâu bệnh, cây cho nhiều hoa, đều, tỷ lệ đậu quả cao. Đây là cơ hội để cho gia đình tôi được tiếp cận với khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác...".

Nét nổi bật trong việc triển khai Đề tài "Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” không chỉ tạo ra cơ hội thử nghiệm giống cây mới cho địa phương, mà còn là dịp để cho người nông dân gặp gỡ và trao đổi với các nhà khoa học là các tiến sỹ, phó giáo sư có rất nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, làm cố vấn cho Đề tài. Nhờ đó, để người dân xác định được kỹ thuật thâm canh cây trồng có sức ảnh hưởng thế nào đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng... 

Giáo sư Tiến sĩ Đào Ngọc Vân - nguyên Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi Trường Đại học Nông, lâm Thái Nguyên trao đổi: "Giống bưởi đỏ Tân Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng cao, nhưng vẫn đòi hỏi một số điều kiện cơ bản như: đất trồng có độ dốc không quá cao, không bị úng nước và có độ màu mỡ tương đối, mặt khác cần chú ý đến kỹ thuật trồng cây, mật độ khoảng cách, phương pháp bón phân, bảo vệ thực vật, đặc biệt là kỹ thuật cắt tỉa tạo tán cân đối, cắt tỉa quả… thì mới có năng suất và chất lượng như mong muốn…". 

Sau hơn 3 năm triển khai Đề tài, kết quả từ các mô hình trồng thử nghiệm giống bưởi đỏ Tân Lạc tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình cho thấy cây phát triển mạnh, chiều cao cây trung bình đạt từ 2,32m/cây; đường kính tán là 1,4m; có tỷ lệ đậu quả 2,65% và số quả trung bình cây là 2,3 quả/cây. Trong khi đó, giống bưởi Đại Minh trồng đối chứng chưa cây nào ra hoa.

Theo đánh giá của đơn vị quản lý và các nhà khoa học cố vấn cho Đề tài thì giống bưởi đỏ Tân Lạc trồng tại đây có các chỉ tiêu khoa học đều đạt và vượt so với các chỉ tiêu mà Đề tài đề ra. Tuy nhiên đây là những năm đầu của mô hình nên tỷ lệ quả chưa nhiều, phải có thêm thời gian tiếp tục theo dõi và đánh giá kết quả cuối cùng. 

Ngành khoa học tiếp tục phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện Đề tài, các phòng chức năng của huyện Yên Bình hướng dẫn các chủ mô hình chăm sóc, theo dõi các chỉ tiêu khoa học, nhằm đánh giá kết quả giá trị của Đề tài để có các đề xuất nhân rộng tại địa phương.

Việc triển khai Đề tài: "Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”, đã mở ra một hướng đi mới cho người dân trong phát triển kinh tế cho người dân trên quê hương Yên Bái. Đặc biệt, qua triển khai thực hiện Đề tài đã góp phần giúp người dân thay đổi nhận thức trong sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo nên giá trị cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Tuy nhiên, để phát triển tốt hơn nữa rất cần sự quan tâm của các ngành liên quan để lan tỏa mô hình, giúp người dân làm chủ được khoa học, tạo nên một vùng bưởi đỏ Tân Lạc chất lượng cao cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Thu Hương - Minh Hằng

Tags bưởi đỏ Tân Lạc Yên Bình

Các tin khác
Ảnh minh họa

Từ tháng 7/2020, đường sắt chạy thêm nhiều tàu du lịch đi các tuyến để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp hè.

Công nhân Công ty cổ phần ECO GREEN PLASSTIC trong giờ sản xuất.

Ông Phạm Trung Lân - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: nếu phân theo ngành công nghiệp cấp 2 thì hầu hết các ngành sản xuất chính đều giảm so với cùng kỳ.

Đồng chí Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (thứ 3, bên phải) thăm gian hàng của Hội LHPN tỉnh Yên Bái.

Ngày 24/6, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái đã tham gia Hội chợ trưng bày, giới thiệu và kết nối sản phẩm nông sản an toàn cùng với Cụm thi đua các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc năm 2020, do Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Dệt may là ngành có nhiều lợi thế khi Hiệp định EVFTA chính thức thực thi. (Ảnh minh họa)

Sau 1 tuần Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục