Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tăng từ 1.8, khi EVFTA được thực thi

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/7/2020 | 2:37:52 PM

Từ ngày 1.8, khi Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam có được thực thi, khoảng 212 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó thuế cao từ 6-22% sẽ về 0%.

Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tăng từ 1.8.2020 - thời điểm thực thi EVFTA.
Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tăng từ 1.8.2020 - thời điểm thực thi EVFTA.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá, Hiệp định Thương mại tự đo Châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA) là cơ hội tốt cho ngành hàng thủy sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường EU bởi những lợi ích mà EVFTA mang lại.

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), EVFTA sẽ xóa bỏ thuế quan ngay 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU; xóa bỏ thuế quan sau 7 năm là 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Riêng với ngành thủy sản, 50% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay, 50% còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 - 7 năm. Cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.

Một số mặt hàng đang chịu thuế cao được về 0% như: Tôm hùm (hiện đang áp thuế nhập khẩu ở mức 8-20%), thanh cua (đang áp thuế suất 14,2%), cá tuyết (đang áp dụng thuế suất 13%), tôm hồng (đang áp thuế suất 12%)...

Ở chiều ngược lại, các mặt hàng hàu, sò điệp, mực, cá bơn, hải sâm,... đang có mức thuế nhập khẩu từ 8-11% cũng sẽ được đưa về 0%, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến để xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.

Vasep cũng tin tưởng khi EVFTA được thực thi, bức tranh xuất khẩu thủy sản sẽ khởi sắc hơn bởi trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản đạt 3,5 tỉ USD,  giảm 10% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Cán bộ kiểm lâm huyện Trấn Yên tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tới các hộ dân.

Huyện Trấn Yên có trên 43.897 ha rừng; trong đó, có trên 11.605 ha rừng tự nhiên và 32.292 ha rừng trồng.

Trưởng thôn Giàng A Sáu (bên phải) hướng dẫn người dân chăm sóc tre măng  Bát độ.

Thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành là thôn đặc biệt khó khăn có 255 khẩu, với 44/47 hộ chiếm trên 93,6% là đồng bào dân tộc Mông. Những năm qua, Đồng Ruộng đã nhận được nhiều chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhờ đó kết cấu hạ tầng, đời sống người dân đã có những đổi thay đáng kể.

Tiến sỹ Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu chuyên đề “Luật Doanh nghiệp 2020” cho các đại biểu tham dự.

Ngày 14/7, Sở Tư pháp phối hợp với Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp - Bộ Tư pháp và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về kinh doanh và đầu tư dành cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bằng sự quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và huy động sức dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh, Trấn Yên đã trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên được công nhận của khu vực Tây Bắc. Nông thôn mới giúp số hộ nghèo giảm nhanh; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 36,8 triệu đồng/người/năm, tăng 11,8 triệu đồng so với năm 2015. Huyện phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển nông nghiệp gắn với du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục