Yên Bình: Liên kết sản xuất chuỗi phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/7/2020 | 8:10:54 AM

YênBái - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Yên Bình đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Năm 2019 - 2020, Công ty cổ phần Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ T&T sẽ có nguồn thu khoảng 15 tỷ đồng.
Năm 2019 - 2020, Công ty cổ phần Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ T&T sẽ có nguồn thu khoảng 15 tỷ đồng.

Từ tháng 7/2019, Công ty cổ phần Nghiên cứu, ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ T&T, thị trấn Thác Bà được huyện Yên Bình lựa chọn là đơn vị tham gia chủ trì dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi ở hồ Thác Bà, đồng thời phối hợp với các hộ dân ở xã Hán Đà nuôi 65 lồng cá (trong đó Công ty có 35 lồng, của hộ dân 30 lồng) với thể tích 500 m3/lồng để phát triển các loại cá rô phi đơn tính, diêu hồng, trắm đen, nheo Mỹ, chép và cá ngạnh. 

Được áp dụng theo quy trình VietGap từ lựa chọn con giống, địa điểm đặt lồng nuôi cá, đảm bảo quy trình chăm sóc, thức ăn được nuôi theo định lượng, trọng lượng cơ thể nên cá phát triển tốt, đảm bảo đúng chu kỳ sinh trưởng, không mắc bệnh. 

Anh Nguyễn Khắc Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ T&T cho biết: Tham gia Dự án, chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ 70% về giống, thức ăn; các hộ chăn nuôi được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cá, hướng dẫn thu hoạch đúng thời điểm và bảo quản, chế biến đúng cách. 

Hơn nữa, các hộ tham gia liên kết chuỗi đều có ý thức cao trong chăn nuôi vì là sản phẩm của chính họ nên cá được chăm sóc tốt, không bị ảnh hưởng của dịch bệnh và cho hiệu quả cao. 

"Năm 2019, Công ty đã khai thác được 150 tấn cá các loại, dự kiến hết năm 2020, sẽ khai thác được gần 200 tấn cá, mang lại nguồn thu trong 2 năm khoảng hơn 15 tỷ đồng” - anh Tuấn nói. 

Cùng với Dự án này, thời gian qua, huyện Yên Bình đã thẩm định và lựa chọn triển khai thực hiện các dự án trên cơ sở những sản phẩm chủ lực, có tiềm năng, lợi thế của huyện.

Đó là Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm Bưởi Đại Minh; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu (cây khôi nhung); Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gỗ keo; Dự án phát triển sản xuất gỗ ván dán và viên nén liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ gỗ keo với tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 5 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2019 - 2020 là 19.003 triệu đồng. 

Tham gia các Dự án, người dân được đầu tư hỗ trợ kinh phí, được các nhà khoa học, các doanh nghiệp hỗ trợ hướng dẫn chuyển giao KHKT, áp dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap và có đầu ra ổn định.

Trong năm 2020, huyện tiếp tục mở rộng quy mô Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi ở hồ Thác Bà với quy mô hỗ trợ từ 20.500 m3 lồng nuôi cá lên 57.000 m3 lồng nuôi cá; quy mô Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gỗ keo với quy mô tăng khoảng 500 ha trồng mới. 

Cùng đó, Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gà đồi Linh Môn xã Yên Bình và Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gạo đặc sản Bạch Hà là 2 Dự án mới của năm 2020 đang được huyện tích cực triển khai.

Đồng chí Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh tổ chức các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật và áp dụng công nghệ quản lý 4.0 trong chế biến, bảo quản, thu hoạch sản phẩm. 

Các sản phẩm chủ lực hầu hết được truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, quan tâm thực hiện tốt việc lựa chọn các hộ, các doanh nghiệp tham gia thực hiện Dự án liên kết theo chuỗi giá trị; tổ chức các hội nghị, hội thảo, quảng bá giới thiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương để tìm đối tác mới. 

Năm 2019, huyện đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty cổ phần Cá sạch Việt Nam, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà. Song song đó, phát huy tốt những nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được cấp trong những năm qua, tạo tiền đề giúp các doanh nghiệp tạo ra vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất, tạo kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững để dành những vụ mùa bội thu.

Thanh Chi

Tags Yên Bình liên kết chuỗi vật nuôi cây trồng diêu hồng trắm đen nheo Mỹ chép cá ngạnh Vietgap cây dược liệu gỗ keo

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công sáng 16-7-2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1053/QĐ-TTg thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại một số bộ, cơ quan, địa phương. Các đoàn công tác này do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và một số bộ trưởng làm trưởng đoàn.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 17-7-2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Ngày 17-7, giá thịt lợn hơi tại miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ, dao động từ 88.000 đồng/kg đến 93.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg - 2.000 đồng/kg so với ngày 16-7. Tại thị trường Hà Nội, các trang trại xuất bán thịt lợn hơi với giá 93.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Anh Triệu Văn Học - Kế toán UBND xã Bảo Ái thực hiện giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện Yên Bình qua dịch vụ công trực tuyến.

Tháng 4/2020, bắt đầu triển khai dịch vụ công trực tuyến, từ 32 đơn vị triển khai thí điểm, đến nay 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Bình đã tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) với Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục