Kho bạc Nhà nước huyện Yên Bình ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/7/2020 | 2:06:49 PM

YênBái - Tháng 4/2020, bắt đầu triển khai dịch vụ công trực tuyến, từ 32 đơn vị triển khai thí điểm, đến nay 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Bình đã tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) với Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện.

Anh Triệu Văn Học - Kế toán UBND xã Bảo Ái thực hiện giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện Yên Bình qua dịch vụ công trực tuyến.
Anh Triệu Văn Học - Kế toán UBND xã Bảo Ái thực hiện giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện Yên Bình qua dịch vụ công trực tuyến.

Đã hơn 3 tháng kể từ khi KBNN huyện Yên Bình triển khai DVCTT, khu vực giao dịch "một cửa” tại đơn vị luôn vắng bóng khách hàng. Cũng từ đó, các đơn vị sử dụng ngân sách có giao dịch thường xuyên với KBNN không phải đến trụ sở KBNN huyện để rút lương, thưởng, đối chiếu, nghiệm thu thanh toán công trình... mà chỉ cần thao tác trên máy tính tại cơ quan đơn vị. 

Anh Triệu Văn Học - Kế toán UBND xã Bảo Ái chia sẻ "Là một trong những đơn vị triển khai thí điểm DVCTT, chúng tôi được tập huấn và được cán bộ chuyên quản hướng dẫn từng bước, từng thao tác trên máy tính. Trong quá trình thực hiện, không gặp khó khăn gì và thấy dịch vụ này rất tiện ích”. 

Thời gian đầu, KBNN huyện Yên Bình chỉ định thí điểm ở 20 đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, nhưng sau khi được tập huấn, nhiều đơn vị đã quyết tâm thực hiện nên có tới 32 đơn vị đăng ký tham gia. Trong đó, xã Xuân Long cách trung tâm huyện hơn 90 km, kế toán xã mỗi lần đi giao dịch tại KBNN huyện phải mất hai ngày. 

Giờ đây, thực hiện giao dịch qua DVCTT đã tiết giảm thời gian, chi phí, chưa kể tới những lợi ích như công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính. Xã Tân Nguyên cách trung tâm huyện hơn 30 km, trước đây kế toán UBND xã mỗi lần đi giao dịch tại KBNN huyện phải mất vài tiếng đồng hồ, chưa kể có những lần do sai sót hoặc thiếu chứng từ nên phải đi lại nhiều lần, nhất là thời điểm cuối năm có nhiều khoản chi và chứng từ quyết toán. 

Ông Hà Văn Trí - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Từ khi KBNN triển khai DVCTT, thay vì phải đi quãng đường khá xa thì chúng tôi chỉ việc đến cơ quan tiếp cận máy tính là có thể giao dịch. Dịch vụ này tiết giảm được thời gian đi lại, giảm chi phí rất nhiều”. 

Từ thành công của 32 đơn vị thí điểm, KBNN Yên Bình đã triển khai tới tất cả 119  đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện. 

Điểm nổi trội của DVCTT chính là ngay khi đơn vị đưa chứng từ lên hệ thống, kế toán có thể nắm rõ bộ hồ sơ đang ở khâu nào, có sai sót gì không và khi có sai sót, ngay lập tức được hệ thống báo trả. Hầu như các chứng từ đưa lên hệ thống đều được KBNN huyện xử lý, giải quyết ngay trong ngày. Bên cạnh đó, loại hình dịch vụ mới này rất dễ sử dụng bởi phần mềm đơn giản, giao diện dễ nhìn. 

Ông Phạm Tiến Bình - Giám đốc KBNN huyện Yên Bình cho biết: "Từ ngày 1/6, tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách trong huyện đã tham gia DVCTT với 100% chứng từ được gửi qua dịch vụ này. Thực hiện DVCTT, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt bằng chữ ký số vì vậy hạn chế tuyệt đối việc giả mạo chữ ký, giả mạo con dấu của đơn vị; các đơn vị có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu máy vi tính có kết nối Internet”. 

Theo KBNN huyện Yên Bình, từ khi các đơn vị tham gia DVCTT thì 100% hồ sơ, chứng từ đều được thực hiện qua ứng dụng này thành công, trôi chảy, không phát sinh vướng mắc. Sau ba tháng triển khai, KBNN huyện Yên Bình đã tiếp nhận trên 1.900 chứng từ qua DVCTT và được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trên địa bàn toàn tỉnh  trong việc triển khai thực hiện DVCTT.

Nguyễn Hồng

Tags Tân Nguyên Xuân Long Kho bạc nhà nước Yên Bình hiệu quả dịch vụ công trực tuyến

Các tin khác

Ngày 16/7, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức phát hành hồ sơ mời thầu tìm nhà đầu tư cho 5 đoạn BOT cao tốc Bắc - Nam. Dự kiến tháng 10 tới sẽ có kết quả đấu thầu.

Hiện nay, xuất khẩu sản phẩm đá xẻ vẫn phụ thuộc vào thị trường Ấn Độ và Italia, trong khi có thể xuất khẩu sang trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Sự tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các DN đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.

Sản phẩm măng tre Bát độ sau khi sơ chế.

Với mục tiêu phấn đấu sớm đưa tre măng Bát độ trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, đến năm 2025 toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 6.000 ha tre măng Bát độ kinh doanh, tới đây rất cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị và người dân.

Xã Làng Nhì đã có nhiều hộ gia đình chăn nuôi từ 4 - 10 con trâu.

Xã vùng cao Làng Nhì, huyện Trạm Tấu có 99,6% dân số là dân tộc Mông, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục